Điều trị nấm chân candida và những vấn đề bạn cần biết

Bài nên đọc:

>> Nấm canđia ở móng tay có nguy hiểm không?

>> Dấu hiệu nhận biết nấm candida trong máu?

Bệnh nấm chân candida là như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến nấm chân candida

“Từ đầu năm đến giờ, đây là lần thứ 4 tôi phải đến viện khám vì bị nấm ngứa. Bình thường tôi rất lành da nhưng cứ hễ trời mưa to, phải lội bì bõm trong các tuyến phố mỗi khi đi làm là tôi lại bị ngứa, trên da chân xuất hiện các vết hình tròn hoặc bầu dục, kích thước từ nhỏ li ti đến vài centimet.” Đó là những lời tâm sự của chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội).

Theo lời của chị Hoa, những ngày đầu mới bị, chị nghĩ rằng đó chỉ là ngứa thông thường nên chị chỉ bôi thuốc ngứa sẵn có ở nhà. Chị bôi liền 2-3 hôm thì thấy bệnh đỡ và khoảng 1 tuần sau thì khỏi. Nhưng là sau đó cứ mỗi khi trời mưa, dù không phải lội nước chị Hoa vẫn bị ngứa.

Mỗi lần ngứa chị lại dùng loại thuốc trước đó để bôi nhưng thời gian khỏi bệnh thì lần sau lại lâu hơn những lần trước.

Nấm chân candida sinh sôi phát triển trong môi trường ẩm ướt

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm chân do candida là do thời tiết nóng ẩm, thiếu vệ sinh, môi trường ấm tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của nấm.

Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải ngâm chân trong nước nhiều giờ, liên tục nhiều ngày như nông dân, người làm vệ sinh cống rãnh, vận động viên bơi lội.

Triệu chứng của bệnh nấm chân candida

Khi bị nhiễm nấm candida ở chân bạn sẽ gặp những dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện các mảng màu đỏ hoặc tím trên da

  • Có đốm trắng trên khu vực nhiễm nấm

  • Có vết nứt trên da

  • Đau nhức những mảng da bị nhiễm nấm

  • Xuất hiện những mảng da mềm màu trắng

  • Xuất hiện mụn mủ xung quanh khu vực bị nhiễm nấm

Nấm chân candida

Bệnh thường gặp ở những người phải ngâm chân trong nước nhiều

Cách điều trị nấm chân candida

Điều trị nấm Candida da cũng khá đơn giản. Bác sỹ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc đặc trị nấm candida có chứa các hoạt chất như ketoconazole hay clotrimazole dưới dạng kem, thuốc mỡ hay dung dịch lotion để bôi lên vùng da bị nhiễm nấm.

Những loại thuốc này thường ít tác dụng phụ hơn là các thuốc chữa nấm candida như nystatin hay amphotericine B. Nấm chân candida sẽ khỏi trong khoảng từ 7-10 ngày.

Nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày một nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải sử dụng đến thuốc kháng nấm đường uống hoặc đường tiêm.

Dù bệnh có thể chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng bạn cũng không được chủ quan. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi bạn sử dụng thuốc không phù hợp. Nếu bị bất kì dạng nấm da nào, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán lâm sàng và làm các xét nghiệm cần thiết chứ không được tự ý dùng thuốc. Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng là điều bạn phải hết sức chú ý.

Một số mẹo nhỏ giúp phòng nấm chân candida

Một số mẹo phòng nấm candida ở chân  bạn có thể biết:

  • Luôn tắm rửa và lau khô cơ thể sau mỗi lần tham gia những hoạt động gây ra nhiều mồ hôi.

  • Đi xăng đan và những đôi dép hở mũi chân mỗi khi thời tiết nóng.

  • Luôn giữ tay, chân sạch sẽ.

Vệ sinh chân sạch là cách phòng bệnh nấm chân candida

Vệ sinh chân sạch là cách phòng bệnh nấm chân candida hiệu quả

  • Không sử dụng tất và giầy kín trong thời gian dài. Nên sử dụng những đôi giày, dép thoáng khí. Tất phải được làm từ sợi thiên nhiên, có khả năng thấm hút mồ hôi.

  • Lựa chọn những đôi giày vừa chân, tạo cảm giác thoải mái khi đi. Tránh sử dụng những đôi giày, dép quá cao hoặc quá chật vì sẽ dễ gây các tổn thương cho chân, đặc biệt là các ngón chân.

  • Hạn chế hoạt động ở các nơi công cộng vì đó là nguồn lây lan bệnh.

  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng như: quần áo, dày dép với những người mắc bệnh.

Trên đây là những thông tin về nấm chân candida, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc bảo vệ đôi chân quý báu của mình.

>> Xem thêm: Bị nấm candida uống thuốc gì màu khỏi?

Thúy Hằng (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo