Dấu hiệu bạn nhiễm nấm candida trong máu và cách xử lý hiệu quả

Bài nên đọc:

>> 5 triệu chứng nhiễm nấm candida mãn tính bạn không được bỏ qua

>> Nấm canidida trong đường tiêu hóa, mối nguy hiểm luôn rình rập

Bệnh nấm candida trong máu

Nấm candida là một loại nấm men trú ngụ với số lượng nhỏ trên da, trong đường tiêu hóa và âm đạo của phụ nữ. Hệ thống miễn dịch và các vi khuẩn có lợi trong cơ thể giúp ngăn chặn nấm men không xâm nhập vào cơ thể gây hại. Nhưng khi hệ thống miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện để nấm candida phát triển và gây nhiễm trùng.

Hình ảnh nấm candida trong máu

Hình ảnh nấm candida trong máu

Nếu nấm candida không được loại bỏ kịp thời, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ trong ruột, phá vỡ thành ruột và đi vào máu. Nấm candida tồn tại trong máu có chứa nhiều độc tố nên rất nguy hiểm tới sức khỏe và khó điều trị.

Đặc biệt theo nghiên cứu về tình hình nhiễm nấm máu tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1 đến tháng 10/2016 (tạp chí nghiên cứu y học), nấm là căn nguyên gây nhiễm trùng huyết quan trọng tại bệnh viện này và là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng huyết ở khoa hồi sức tích cực Candida sp. Trong đó nấm candida đứng vị trí thứ 4 trong số các loại vi khuẩn và nấm gây ra bệnh nhiễm trùng huyết.

Rất nhiều bệnh nhân đã tử vong khi bị mắc phải tình trạng nhiễm trùng huyết nguy hiểm này. Vì vậy chị em không nên coi thường nấm candida trong máu

Các triệu chứng nhiễm trùng nấm candida

Ngoài nấm candida tồn tại trong máu, loại nấm này còn có thể xuất hiện ở miệng, họng, âm đạo, ruột,… Một vài triệu chứng thường gặp khi nhiễm nấm candida là:

– Da và móng tay bị mẩn ngứa hoặc mắc bệnh vẩy nến.

– Đau họng, cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn.

– Xuất hiện các đốm trắng trên lưỡi hoặc bên trong miệng.

– Mệt mỏi, uể oải thường xuyên kéo dài.

Mệt mỏi, uể oải là một trong những dấu hiệu bệnh nấm candida trong máu

Mệt mỏi, uể oải là một trong những dấu hiệu bệnh nấm candida trong máu

– Đầy hơi, tiêu chảy, táo bón.

– Cảm xúc, tâm trạng thất thường, hay lo âu, dễ bị kích động.

– Đau đớn khi giao hợp.

– Liên tục thèm ăn đồ ngọt, bánh kẹo.

Bị nấm candida trong máu cần làm gì?

Khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường và nghi ngờ bị nhiễm nấm candida ở máu thì chị em cần sớm đi khám phụ khoa. Nấm tồn tại trong máu rất nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.

Nếu nhiễm trùng huyết không điều trị sớm, người bệnh có thể tử vong bất kỳ lúc nào. Nhiều bệnh nhân khi phát hiện máu bị nhiễm trùng mặc dù đã đi khám, nhưng trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm vẫn có thể tử vong. Do đó các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên sớm đi khám và kết hợp chặt chẽ nhất với bác sĩ để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Phòng tránh nấm candida trong máu như thế nào?

Bị nhiễm nấm candida ở trong máu rất nguy hiểm. Vì vậy những chị em may mắn chưa mắc phải bệnh nên sớm đề phòng bằng những cách sau:
Bị nấm candida trong máu không nên ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiều tinh bột

Bị nấm candida trong máu không nên ăn đồ ngọt, đồ ăn nhiều tinh bột

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Nấm candida chủ yếu phát triển ở môi trường chứa tinh bột và đường. Khi hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa các chất này, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm candida trong máu.

Nên ăn nhiều gan cá, dầu cá, dầu dừa hoặc dầu ô liu, rau xanh, hoa quả… Uống nhiều nước lọc, trà thảo dược,… mỗi ngày cũng có tác dụng đào thải những độc tố mà nấm candida sản sinh ra khỏi cơ thể.

– Bên cạnh đó, nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua có tác dụng cân bằng vi khuẩn có lợi, tránh sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng.
Bị nấm Candida kiêng ăn gì?
Bị nấm candida kiêng ăn gì là băn khoăn của không ít chị em phụ nữ vì đồ ăn có ảnh hưởng lớn đến diễn tiến của bệnh. Chính vì vậy bài viết sau đây sẽ liệt kê 5 nhóm thực phẩm chị em nhất định phải tránh nếu đang mắc bệnh này.

– Hạn chế dùng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ngừa thai và steroid. Nếu sử dụng các loại thuốc này thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Tránh căng thẳng, làm việc mệt mỏi, stress, áp lực,… bởi vì nó làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tạo cơ hội để nấm candida tấn công.

– Vệ sinh cơ thể hàng ngày, giữ cho thân thể luôn khô ráo và sạch sẽ bởi vì nấm candida thường phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt.

– Cần tích cực tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.

– Nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và điều trị nấm candida trong máu.

– Không nên tự ý mua thuốc về nhà điều trị khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh nấm candida ở máu.

Trên đây là những chia sẻ về căn bệnh nhiễm nấm candida trong máu. Mong rằng chị em đã hiểu mức độ nguy hiểm của bệnh và biết các phòng bệnh sớm để không lo sức khỏe bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị nấm candida ở phụ nữ

 Minh Nguyệt (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo