Cảnh giác cao độ: Nấm candida ở móng tay có nguy hiểm không?

Bài nên đọc:

>> Nấm candida ở chân, đừng chủ quan kẻo rồi hối hận

>> Nấm candida spp là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào?

Candida là một loại nấm men, chủ yếu phát sinh trong môi trường ẩm ướt, xung quanh có nhiều loại thực phẩm. Bệnh nấm candida ở móng tay là tình trạng một hoặc nhiều móng bị nhiễm nấm. Bệnh này thường xuất hiện khi móng tay phải liên tục tiếp xúc với môi trường ấm và ẩm ướt.

Nấm candida ở móng tay

Nấm candida ở móng tay

Bên cạnh đó, nấm candida móng tay còn hay gặp ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Những người có sức đề kháng bình thường thì ít khi bị bệnh ở nhiều móng nhưng với người mắc chứng suy giảm miễn dịch thì không những bị tổn thương nhiều móng mà còn bị nhiễm nấm ở cả niêm mạc miệng, họng và phủ tạng.

Việc vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, dùng găng tay trong thời gian dài, dùng chung đồ với người bệnh, gia đình có người đang mắc bệnh,… cũng là những nguyên nhân gây nên nấm candida móng tay.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn bị nấm candida ở móng tay

Quanh móng bị viêm với các dấu hiệu: sưng, nóng, đỏ, đau, tăng tiết dịch khi đè. Khi bệnh nặng người bệnh còn bị viêm gốc móng, gốc móng trở nên sần sùi, tăng sừng, có dạng sọc, màu nâu xám, đôi khi có ly móng và có màu xanh lục, ở giai đoạn cuối toàn bộ móng tay có thể bị hủy hoại.

Nấm candida sau khi lọt vào cơ thể qua những vết thương hoặc vùng kẽ chân, tay sẽ sinh sản và phát triển rất nhanh. Chúng sẽ nhanh chóng tiêu diệt các tế bào da và các vi khuẩn có lợi sống trên bề mặt da, làm da chuyển màu và gây nên hiện tượng ngứa ngáy, mẩn đỏ.

Nấm candida ở móng tay

Nên điều trị kịp thời bệnh nấm candida ở móng tay

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nấm candida sẽ tấn công sâu vào vùng mô phía bên trong móng. Lâu ngày sẽ ăn mòn và làm mục móng. Lớp tế bào sừng ở móng bị huỷ hoại sẽ trở nên vụn, giòn và dễ bong. Vùng da ở đầu các ngón chân, tay do bị mất lớp móng bảo vệ nên dễ bị tổn thương và dị ứng.

Để phát hiện bệnh nấm candida móng tay, các bác sĩ sẽ cạo phần móng bị bệnh và đem soi dưới kính hiển vi.

Nấm candida ở móng tay có nguy hiểm không?

Những người mắc nấm candida móng tay mà không tiến hành điều trị dứt điểm thì sẽ có nguy cơ gặp phải một số nguy hiểm là:

– Lây nhiễm nấm sang các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Nấm candida chính là nguyên nhân khiến các bộ phận sinh dục của nam và nữ bị viêm nhiễm thông qua các cử chỉ tay chân thân mật.

– Nấm candida ở móng tay làm ảnh hưởng tới đời sống tình dục. Bàn tay với bộ móng sần sùi, bốc mùi hôi khó chịu sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc yêu của hai vợ chồng.

Nấm candida ở móng tay làm ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt và tình dục

– Gây khó khăn trong sinh hoạt: Móng tay đau nhức, sưng tấy khiến bạn gặp khó khăn trong chuyện nội trợ, giặt quần áo,…

– Ảnh hưởng tới công việc, học tập: Bạn rất ngại ngùng, không dám giơ bàn tay nhiễm nấm, bốc mùi để bắt tay bạn bè, đối tác.

Điều trị và phòng ngừa nấm candida ở móng tay

Điều trị nấm candida móng tay bằng thuốc

Có nhiều phương pháp để điều trị căn bệnh này, nhưng đa phần bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống có tác dụng toàn cơ thể.

Một số loại thuốc bệnh nhân có thể được chỉ định là:

+ Thuốc bôi: kem pommade Ketoconazal, Canesten, Exoderil, terbinafin…

Chị em sau khi rửa sạch chỗ tổn thương móng dùng thuốc được bác sĩ chỉ định bôi lên bề mặt móng và quanh móng. Bôi mỗi ngày 2 – 3 lần. Khi bôi vào buổi tối, bạn nên dùng thêm băng nhựa để bịt móng nhằm giữ thuốc và giúp thuốc ngấm vào móng tối ưu hơn.

+ Thuốc uống:

Chị em có thể được chỉ định thuốc đặc hiệu trị nấm candida ở móng tay là Itraconazol. Thuốc này sau khi uống sẽ đi vào các tổ chức da, móng, tóc rồi quay lại hệ tuần hoàn. Nhờ đó, móng tay được phục hồi dần dần.

Chữa nấm candida ở móng tay bằng thuốc uống

Chữa nấm candida ở móng tay bằng thuốc uống

Tuy nhiên muốn dùng thuốc này chị em phải được bác sĩ chỉ định và cần xem xét chức năng gan có phù hợp không mới dùng được. Chị em cần chú ý thuốc này không được dùng với trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ dưới 12 tuổi hoặc người viêm gan cấp.

Ngoài ra, hiện nay còn có các phương pháp chữa nấm candida móng tay khác như phẫu thuật kết hợp với circlopirox, điều trị bằng laser hoặc quang động…

Phòng ngừa nấm candida ở móng tay tái phát

Để phòng ngừa nấm tái phát chị em cần

+ Điều trị theo phác đồ của bác sĩ, không bỏ dở giữa chừng.

+ Nếu đang làm các công việc liên quan đến nước nhiều thì chị em cần đổi việc hoặc sử dụng bao tay khi làm để tránh bị ướt móng

+ Hạn chế tiếp xúc với những chất tẩy rửa, chất hóa học, nước.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh nấm candida ở móng tay. Mặc dù bệnh này không nguy hiểm những làm mất mỹ quan và gây mất vệ sinh. Do vậy chị em hãy sớm đế gặp bác sĩ để chữa trị sớm, tránh để lâu gây khó điều trị, tốn kém tiền bạc và ảnh hưởng tới cuộc sống.

Xem thêm: Phụ nữ băn khoăn: Chữa nấm candida bao lâu thì khỏi?

 Minh Nguyệt (Tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo