Nấm Candida hầu họng: Triệu chứng điển hình và cách điều trị hiệu quả

Bài nên đọc:

>> Nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả của nấm candida môi

>> Nhiễm nấm candida khi mang thai chị em cần phải làm gì?

Nấm Candida hầu họng là gì?

Đây là bệnh nấm họng mà nguyên nhân chính gây bệnh là do nấm Candida. Candida albicans là một loại nấm men trú ngụ với số lượng nhỏ trên da, trong đường tiêu hóa và âm đạo của con người.

Hệ thống miễn dịch và các vi khuẩn có lợi có nhiệm vụ ngăn chặn nấm men không xâm nhập vào cơ thể. Nhưng khi các vi khuẩn có lợi này bị tiêu diệt vì nhiều lý do, hệ thống miễn dịch của con người bị suy yếu, mắc các bệnh về họng, cơ thể sẽ đứng trước nguy cơ bị nấm candida xâm nhập và gây nhiễm trùng.

nam candida hau hong

Các triệu chứng của bệnh nấm Candida hầu họng.

Thông thường nấm Candida trợ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, nhưng khi phát triển nhiều trong ruột, chúng có thể phá vỡ thành ruột và đi vào máu, giải phóng độc tố. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh sẽ khó khăn trong việc điều trị và thậm chí gây tử vong.

Những triệu chứng của bệnh nấm Candida hầu họng

Nấm Candida có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận cơ thể, từ da, miệng, họng, vùng sinh dục tới ruột, và máu… Các triệu chứng sẽ tùy thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng.

Đối với bệnh nấm Candida họng, bạn hoàn toàn có thể nhận biết những triệu chứng ban đầu của nó qua quan sát bằng mắt thông thường.

Với giai đoạn đầu của nấm Candida hầu họng, bệnh có thể kéo dài một thời gian mà người bệnh không nhận biết vì không có triệu chứng gì đặc biệt cả. Dấu hiệu sớm nhất mà người bệnh có thể nhận thấy là đau nhói trong họng và miệng tại vị trí nhiễm nấm. Tuy cơn đau không nhiều lắm nhưng gây khó chịu và có thể làm giảm vị giác. Ngoài ra người bệnh cũng có thể bị ho.

Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh sẽ nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nấm họng Candida gây nên là thấy đau nhói, bỏng rát ở vùng họng – miệng. Tuy cơn đau này không gây ảnh hưởng nhiều đến việc nhai nuốt nhưng lại khiến bạn thấy khó chịu như loạn cảm họng.

Những đám trắng, vàng xuất hiện - dấu hiệu bệnh nấm Candida hầu họng

Những đám trắng, vàng xuất hiện – dấu hiệu bệnh nấm Candida hầu họng

Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy những đám trắng, mỏng, mềm như lớp bựa trên niêm mạc, có kích cỡ khác nhau. Đặc biệt, bạn sẽ dần thấy xuất hiện những vết vá, sưng niêm mạc, thậm chí vết loét chảy máu và các triệu chứng rõ nét của nhiễm độc

Khi ở giai đoạn nặng hơn, các cơn đau thường ở cường độ vừa phải và tăng lên trong khi nuốt và uống các loại thực phẩm kích thích. Người bệnh thường bị đau khi chiếu xạ vào vùng hàm dưới, mặt trước của cổ và tai.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh nấm họng có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Quá trình này thường chủ yếu xuất hiện ở amidan, vòm miệng và mặt sau của cổ họng. Hơn hết, khi bệnh chuyển biến xấu, nấm Candida có thể lây lan qua thanh quản, thực quản, hình thành áp xe viêm amidan.

Trong số những triệu chứng đó, tình trạng xuất hiện đám trắng niêm mạc là đặc trưng cơ bản nhất của bệnh nấm Candida hầu họng. Đám trắng giả mạc thường có màu trắng, mỏng và mềm. Chúng tạo thành một lớp bựa bên trên bề mặt niêm mạc. Khi bạn lấy tăm bông gạt đám trắng niêm mạc đi thì sẽ thấy niêm mạc có màu đỏ hoặc xung huyết. Trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các bệnh khác như: ung thư vòm họng…

>> Cách nhận biết có mắc nấm candida đơn giản và hiệu quả

<Nguồn youtube: Sức khỏe là vàng>

Cách điều trị bệnh nấm Candida hầu họng

Đối với bệnh nấm Candida này thì việc điều trị sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng bệnh hiện tại, sức đề kháng của người bệnh. Và đối với từng giai đoạn bệnh thì bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp, sử dụng cách điều trị khác nhau.

Căn bản, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh chống nấm toàn thân (thuốc uống), thuốc tại chỗ (thuốc bôi và thuốc súc miệng), hoặc phối hợp giữa cả hai phương pháp (các thuốc kháng nấm thường được kê toa là: Clotrimazol, Nystatin, Amphotericin B, Fluconazol, Itraconazol…).

Nấm Candida hầu họng cũng có thể xuất hiện ở trẻ em.

Nấm Candida hầu họng cũng có thể xuất hiện ở trẻ em.

Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn trọng khi sử dụng những loại thuốc kháng sinh này bởi hầu hết thuốc kháng nấm đều có thể có tác dụng phụ nặng nề đối với người bệnh, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến gan. Vì vậy, việc sử dụng các thuốc kháng nấm cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ điều trị chuyên khoa.

Bên cạnh đó, bạn nên chọn một địa chỉ y tế đảm bảo, có đầy đủ giấy phép hành nghề, được nhiều người đánh giá tốt. Hơn nữa, trong thời gian điều trị bệnh, bạn nên tuân thủ theo đúng lịch điều trị của bác sĩ, bởi nấm Candida hầu họng thường rất dễ tái phát, do vậy luôn phải điều trị triệt để, đủ liều, đủ thời gian.

Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cũng cần phải lưu ý loại bỏ các yếu tố thuận lợi để vi nấm phát triển và vệ sinh miệng, họng sạch sẽ, thường xuyên.

Xem thêm: Nhiễm nấm candida trong máu, căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng không thể chủ quan

Phạm Uyên (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo