Tất tần tật thông tin chị em cần biết về khám phụ khoa và những lưu ý

Bài nên đọc:

>> 5 nữ bác sĩ khám phụ khoa uy tín ở Hà Nội

>> Khám phụ khoa ở đâu tốt TPHCM: Những bệnh viện uy tín

Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa nữ là hình thức kiểm tra vùng âm đạo của phụ nữ, kích thước, vị trí của các bộ phận trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng… để xác định xem có những mầm bệnh hay tác nhân gây viêm nhiễm, hoặc những tình trạng bất thường ở các bộ phần sinh sản của nữ giới hay không.

Nhiều chị em trước khi đi khám phụ khoa thường băn khoăn khám phụ khoa là làm những gì? hoặc khám phụ khoa nên khám những gì? Tuy nhiên khám phụ khoa không quá phức tạp và tốn nhiều thời gian như các chị em thường nghĩ.

Các bước khám phụ khoa cơ bản gồm những bước nào?

Nếu chị em còn chưa hiểu rõ khám phụ khoa như thế nào thì sau đây sẽ giải đáp về quy trình khám phụ khoa mà chị em có thể tham khảo:

Bước 1: Tìm hiểu tiền sử bệnh

Đầu tiên khi bệnh nhân tới khám phụ khoa, bác sĩ sẽ hỏi về lý do đến khám và tiền sử bệnh tật mà chị em mắc phải để chuẩn đoán bước đầu.

Bước 2: Kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục

Sau khi đã hỏi về tình tiểu sử bệnh lý, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bên ngoài bộ phận sinh dục. Bạn sẽ được yêu cầu nằm trên giường trong tư thế sinh sản. Bước này, bác sĩ sẽ quan sát vùng bụng xem có vết mổ không. Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng viêm nhiễm, khí hư, mùi của khí hư, tình trạng niêm mạc âm đạo có bị sưng đỏ hay có các biểu hiện của bệnh xã hội như bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai hay không.

Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra nếp gấp âm đạo và âm hộ để xem có gì bất thường hay không.

Bước 3: Khám bên trong âm đạo

Ở bước này, bác sĩ dùng phễu mỏ vịt đưa từ từ vào sâu trong âm đạo để kiểm tra các cơ quan khác như buồng trứng, cổ tử cung, ống dẫn trứng.

Khám phụ khoa bằng mỏ vịt

Khám phụ khoa bằng mỏ vịt

Sau đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch cổ tử cung để xét nghiệm. Nhiều phụ nữ rất băn khoăn khám phụ khoa có đau không? vì nghĩ rằng đưa mỏ vịt vào âm đạo sẽ rất đáng sợ. Tuy nhiên khi thực hiện thao tác này, các bác sĩ đã sử dụng dịch bôi trơn để giúp phễu mỏ vịt dễ đi vào bên trong hơn. Đồng thời âm đạo luôn có khả năng co giãn tự nhiên và kích thước của phễu mỏ vịt cũng không lớn nên các chị em không cần quá lo lắng về vấn đề khám phụ khoa đau không?

Bước 4: Khám các cơ quan sinh dục bằng tay

Khi khám phụ khoa bằng tay, các bác sĩ sẽ đeo găng tay có chất bôi trơn. Sau đó một tay luồn 1 hoặc hai ngón vào bên trong âm đạo. Tay còn lại ấn nhẹ vào bụng dưới của người bệnh. Khi khám bằng tay, bác sĩ sẽ kiểm tra được nhữn vấn đề sau:

+ Hình dạng và kích thước vị trí tử cung.

+ Kiểm tra độ mở rộng của tử cung để xác định xem phụ nữ có khả năng đang mang thai hay không?

+ Kiểm tra xem phụ nữ có đau bụng dưới không. Từ đó xác định được nguy cơ viêm nhiễm tại các bộ phận sinh sản.

+ Kiểm tra ống dẫn trứng có dấu hiệu sưng hay không. Qua đó để xem phụ nữ có bị mang thai ngoài tử cung không.

+ Kiểm tra độ mở của buồng trứng và xem có khối u hoặc u nang bất thường không.

Bước 5: Kiểm tra hậu môn và trực tràng

Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra hậu môn và trực tràng để xác định xem có khối u nào xuất hiện ở sau tử cung hay không.

Bước này bác sĩ sẽ dùng một ngón tay đưa sâu vào hậu môn để kiểm tra cơ nối giữa âm đạo và hậu môn.

Như vậy với những bước trên, chị em chắc đã hiểu được khám phụ khoa là khám như thế nào? Tuy nhiên ngoài những bước cơ bản này, khám phụ khoa còn bao gồm một số xét nghiệm và thủ thuật khác.

Bước 6: Khám phụ khoa cần xét nghiệm những gì?

Ngoài quy trình khám như trên, khi khám phụ khoa phụ nữ có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm khác như sau:

– Xét nghiệm PAP SMEAR

Xét nghiệm này thực chất là kiểm tra mẫu tế bào cổ tử cung để xác định xem phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung hay không. Xét nghiệm này rất quan trọng và các chị em phụ nữ trên 21 tuổi nên thực hiện khi khám phụ khoa và nên thực hiện 3 năm một lần.

Khi đi khám phụ khoa, phụ nữ nên làm xét nghiệm PAP SMEAR

Khi đi khám phụ khoa, phụ nữ nên làm xét nghiệm PAP SMEAR

– Xét nghiệm HPV

HPV là xét nghiệm phụ nữ nên thực hiện, nhất là những người đã quan hệ tình dục. Xét nghiệm này sẽ giúp xác định phụ nữ có nhiễm virut HPV (tác nhân gây ung thư cổ tử cung) hay không.

– Sinh thiết cổ tử cung

Sau khi xét nghiệm Pap Smear và xét nghiệm HPV có bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định phụ nữ làm thêm xét nghiệm sinh thiết cổ tử cung để sàng lọc ung thư cổ tử cung.

– Xét nghiệm CA – 125

Nếu bạn băn khoăn khám phụ khoa có cần xét nghiệm máu không? thì câu trả lời là có. Protein CA – 125 là một chất giống như một kháng nguyên ung thư. Kiểm tra nồng độ chất này trong máu sẽ giúp phát hiện những bất thường và nguy cơ ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

– Xét nghiệm nội tiết tố

Nội tiết tố có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Do đó khi khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm những nội tiết như Estradiol, prolactin, FSH, LH, và progesterone. Thông qua những kết quả về chỉ số của những hormone này, các chuyên gia sẽ đưa ra những chuẩn đoán về khả năng sinh sản của phụ nữ đó.

Một số kỹ thuật khác cần thực hiện khi khám phụ khoa

Ngoài những xét nghiệm trên, nếu thắc mắc về vấn đề khám phụ khoa như thế nào thì bạn cần biết thêm một số kỹ thuật khác được chỉ định khi khám phụ khoa:

– Soi cổ tử cung

Đây là kỹ thuật được tiến hành nhằm kiểm tra mức độ tổn thương hoặc những bất thường trong cổ tử cung.

– Siêu âm đầu dò âm đạo

Khi khám phụ khoa siêu âm đầu dò âm đạo là một xét nghiệm được tiến hành nhằm kiểm tra tử cung, buồng trứng của nữ giới. Đồng thời kỹ thuật này còn giúp phát hiện ra những bất thường tại vùng tiểu khung và những bộ phận thuộc phần phụ.

Khám phụ khoa cần siêu âm dò đầu âm đạo

Khám phụ khoa cần siêu âm dò đầu âm đạo

Tuy nhiên siêu âm đầu dò không nên áp dung với những chị em khám phụ khoa khi chưa có gia đình và chưa quan hệ tình dục. Nguyên nhân là vì đầu dò khi đưa và cơ thể sẽ làm rách màng trinh của nữ giới.

– Siêu âm tuyến vú hoặc chụp nhũ ảnh

Đây là những bước kiểm tra để xác định xem phụ nữ có bị u hạch hoặc ung thư tại vú hay không. Với siêu âm tuyến vú chị em nên tiến hành mỗi năm một lần. Những phụ nữ trên 40 tuổi hoặc gia đình có người bị ung thư thì nên tiến hành chụp nhũ ảnh để xác định có nguy cơ bị ung thư không.

Ngoài ra, tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ có thể chỉ định phụ nữ làm thêm một số xét nghiệm khác. Sau khi khám và xét nghiệm xong bác sĩ sẽ đưa ra kết quả và giải thích kết quả với bệnh nhân. Đồng thời nếu có những bất ổn, phụ nữ sẽ được chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Khám phụ khoa vào thời điểm nào là tốt nhất?

Bên cạnh những vấn đề như khám phụ khoa là khám những gì? khám phụ khoa như thế nào? Chị em phụ nữ cũng cần quan tâm đến vấn đề khám phụ khoa lúc nào tốt nhất?

Thực ra câu hỏi này không có câu trả lời nào phù hợp vì khám phụ khoa sẽ tốt nếu chúng có ý nghĩa thiết thực. Sau đây là một số thời điểm chị em phụ nữ nên đi khám phụ khoa:

– Trước khi lập gia đình

Trước khi lập gia đình bạn nên khám phụ khoa để giúp phát hiện mình có bị viêm nhiễm phụ khoa hay không. Đồng thời khám phụ khoa thời điểm này sẽ giúp kiểm tra cơ quan sinh sản như tử cung, buồng trứng… Nhờ đó chị em có thể biết mình có thực hiện được chức năng sinh sản hay không và có hướng điều trị nếu cần thiết. Đảm bảo sức khỏe sinh sản và vùng kín không bị viêm nhiễm sẽ là tiền đề để giúp chị em giữ vững hạnh phúc gia đình sau này.

– Khám phụ khoa trước khi có thai

Thực hiện khám phụ khoa trước khi có thai sẽ giúp phụ nữ kiểm tra được sức khỏe sinh sản của mình có ổn không. Những căn bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, sùi mào gà, nấm… là những tình trạng phụ nữ rất dễ gặp phải. Khi khám phụ khoa trước khi có con bạn sẽ tầm soát và điều trị sớm được những nguy cơ bệnh tật này. Nhờ đó khi có thai, em bé sẽ không gặp phải những nguy hiểm do mẹ bị mắc bệnh gây ra.

Phụ nữ nên đi khám phụ khoa trước khi có thai

Phụ nữ nên đi khám phụ khoa trước khi có thai

– Khám phụ khoa khi chồng không chung thủy

Khi phát hiện chồng có quan hệ “ngoài luồng”, chị em phụ nữ cần sớm đi khám phụ khoa để xem mình có nguy cơ bị mắc những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục hay không.

– Khám phụ khoa khi vùng kín có vấn đề

Nếu phụ nữ bị ngứa ngáy, đau rát, huyết trắng có màu lạ, ra nhiều bất thường, có mùi hôi… phụ nữ có thể bị mắc các bệnh viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn. Nếu xuất hiện tình trạng ra máu bất thường tại âm đạo thì nhiều khả năng chị em bị u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư… Vì vậy chị em cần sớm đi khám phụ khoa để điều trị nếu không muốn bị vô sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là vô sinh.

– Đau khi quan hệ

Với phụ nữ lần đầu quan hệ tình dục, cảm giác đau rát vùng kín là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu quan hệ nhiều lần rồi mà bị đau âm đạo thì chị em cần phải cảnh giác. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy âm đạo của bạn đang bị khô, viêm nhiễm hoặc bạn bị mắc bệnh phụ khoa. Vì vậy bạn cần sớm đi khám phụ khoa để để biết mình đang gặp phải vấn đề gì và điều trị kịp thời giúp ngăn chặn những tác động xấu do bệnh phụ khoa gây ra.

– Đau bất thường trong chu kỳ kinh

Đau bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt có thể bắt nguồn từ căn bệnh lạc nội mạc tử cung. Nếu bị đau dữ dội kéo dài và thường xuyên lặp lại thì bạn chớ nên chậm trễ trong việc khám phụ khoa. Lạc nội mạc tử cung nếu để lâu có thể dẫn tới suy giảm khả năng sinh sản và vô sinh.

– Nghi ngờ trong vú có khối ung thư

Nếu phát hiện ngực có những dấu hiệu bất thường hoặc có cảm giác có khối u, chị em cần nhanh chóng đi khám phụ khoa vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị ung thư vú. Căn bệnh này là một trong những bệnh phụ khoa có khả năng gây tử vong cao nhất. Vì vậy khám phụ khoa là cách tốt nhất để giúp chị em xác định được tình trạng mình đang gặp có phải ung thư vú không và đó là u lành hay u ác. Từ đó sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với bạn.

Cần khám phụ khoa nếu nghi ngờ bị ung thư vú

Cần khám phụ khoa nếu nghi ngờ bị ung thư vú

– Khám phụ khoa cho bà bầu

Nhiều mẹ bầu rất băn khoăn có nên khám phụ khoa khi mang thai không vì lo sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên theo các chuyên gia sản phụ khoa, trong thời gian mang thai, nội tiết của các mẹ bầu thay đổi nhiều. Do vậy khả năng bị viêm nhiễm phụ khoa khá cao. Rất nhiều mẹ bầu khi có thai bị mắc bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… Những căn bệnh này nếu không phát hiện sớm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến các mẹ bầu khó sinh thường hơn. Do vậy phụ nữ mang thai cũng cần đi khám phụ khoa nếu thấy vùng kín có những dấu hiệu bất thường.

– Khám phụ khoa sau khi sinh

Khám phụ khoa sau khi sinh con là việc làm cần thiết mà các bác sĩ phụ sản luôn khuyến cáo chị em nên tuân thủ. Việc khám phụ khoa sau sinh sẽ giúp phụ nữ sớm phát hiện và điều trị các bệnh nguy hiểm đến tính mạng mà phụ nữ sau sinh thường hay mắc phải là: băng huyết, sản dịch, sản mòn, sa tử cung, nhiễm khuẩn hậu sản…

– Khám phụ khoa định kỳ

Chị em nên đi khám khám phụ khoa định kỳ vì như vậy sẽ giúp chị em tầm soát được những nguy cơ bệnh tật và chăm sóc sức khỏe sinh sản của mình tốt nhất.

Khám phụ khoa ở đâu tốt?

Ngoài những câu hỏi khám phụ khoa khám những gì? đi khám phụ khoa nên khám những gì?, chị em phụ nữ thường quan tâm đến vấn đề khám phụ khoa ở đâu tốt nhất? Để tìm được nơi khám tốt nhất rất khó vì hiện nay có rất nhiều địa chỉ khám chữa bệnh nổi lên. Vì vậy chúng tôi xin giới thiệu một số địa chỉ khám chữa bệnh được nhiều chị em tin tưởng tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Gia Lai, Quy Nhơn… để các chị em tham khảo và tìm hiểu thêm trước khi đi khám:

* Địa chỉ khám phụ khoa tại Hà Nội

– Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm

Chị em ở Hà Nội có thể đến khám phụ khoa Bệnh viên Phụ sản Trung ương. Đây là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản và là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học về chuyên ngành phụ sản trong cả nước. Tháng 4/2017, Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã thực hiện thành công kỹ thuật mới giúp phụ nữ bị tắc vòi tử cung đoạn kẽ không cần thụ tinh trong ống nghiệm vẫn có thể mang thai. Đây là bước tiến quan trọng đối với chuyên ngành sản phụ khoa của nước ta.

Khám phụ khoa ở đâu tại Hà Nội?

Khám phụ khoa ở đâu tại Hà Nội?

Đặc biệt đây cũng là địa chỉ khám phụ khoa ngoài giờ ở Hà Nội mà chị em có thể tham khảo. Bệnh viện hiện đang có dịch vụ khám chữa bệnh vào thứ 7 và Chủ Nhật để phục vụ những chị em không có nhiều thời gian rảnh trong tuần.

– Phòng khám 56 Hai Bà Trưng, địa chỉ 56 Hai Bà Trưng, Hàng Bông, Hà Nội.

Đây là phòng khám trực thuộc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, được thành lập từ năm 1955 và chuyên về các dịch vệ sản phụ khoa.

– Phòng khám đa khoa Vĩnh Hà.

Phòng khám này được thánh lập từ 1998 và đã được Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, Sở Y tế Hà Nội cấp phép. Phòng khám được nhiều công ty và khách sạn lớn tại Hà Nội hợp tác để khám sức khỏe tuyển dụng.

Trước đây, chị em phụ nữ thường tìm đến phòng khám phụ khoa 55b Hàng Cót. Tuy nhiên hiện tại phòng khám đã chuyển sang địa chỉ số 41 Hàng Cót – Hoàn Kiếm và đã có thêm cơ sở hai tại số 2 ngõ 371 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.

* Phòng khám phụ khoa uy tín ở Hà Đông

– Khoa Phụ sản – Bệnh viện đa khoa Hà Đông

Bệnh viện đa khoa Hà Đông là bệnh viện hạng 1 trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Địa chỉ của bệnh viện là ở số 2 Bế Văn Đàn, Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội.

– Phòng khám 10A Hà Đông – Hoang gia Spa.

Đây là phòng khám được nhiều chị em lựa chọn vì có đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi. Phòng khám được đặt tại số 10A, Khu đô thị Văn Quan, Phúc La, Hà Đông, Hà Nội.

* Khám phụ khoa Gia Lai ở đâu?

Nếu bạn đang sống và làm việc tại Gia Lai, bạn có thể tìm đến các địa chỉ:

– Phòng khám đa khoa Hoa Lư, số 10 -12 Phạm Văn Đồng, Tp. Pleiku, Gia Lai.

– Phòng khám Sản phụ khoa – BS. Nguyễn Thị Xuân Cúc, số 9 Tạ Quang Bửu, Tp. Pleiku, Gia Lai.

– Phòng khám Sản phụ khoa – BS. Nguyễn Tĩnh Bình, số 192 Phan Đình Phùng, Tp. Pleiku, Gia Lai.

* Khám phụ khoa Quy Nhơn ở đâu?

Một số phòng khám phụ khoa uy tín ở Quy Nhơn chị em có thể tham khảo là:

– Phòng khám phụ khoa BS. Tuyết Lê, số 132/2 Nguyễn Thái Học, TP. Quy Nhơn – Bình Định.

– Phòng khám sản phụ khoa Quy Nhơn – BS. Nguyễn Thị Hằng, 148 Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn – Bình Định.

– Phòng khám phụ khoa – BS. Nguyễn Hữu Tiến, 275 Hoàng Văn Thụ, TP. Quy Nhơn – Bình Định.

Ngoài ra còn rất nhiều bệnh viện, phòng khám phụ khoa khác mà chị em có thể lựa chọn. Nhưng dù chọn bệnh viện nào thì chị em cũng cần cân nhắc về độ uy tín, tay nghề của bác sĩ, cơ sở vật chất, thiết bị khám chữa bệnh, độ minh bạch trong quy trình khám chữa bệnh và chi phí điều trị. Nhiều trường hợp khám ở những địa chỉ không uy tín, chất lượng có thể gặp phải tình trạng khám phụ khoa về bị ra máu.

Những lưu ý khi khám phụ khoa chị em nên ghi nhớ

Có một số lưu ý trước khi khám phụ khoa mà các chị em cần lưu ý như sau:

+ Kiêng quan hệ tình dục từ 1 – 2 ngày trước khi đi khám. Không quan hệ trước khi khám phụ khoa sẽ giúp vùng kín của bạn không bị lẫn tạp chất và những vi khuẩn bên ngoài. Nhờ đó bác sĩ sẽ chuẩn đoán chính xác hơn.

Kiêng quan hệ tình dục từ 1 - 2 ngày trước khi khám phụ khoa

Kiêng quan hệ tình dục từ 1 – 2 ngày trước khi khám phụ khoa

+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước khi đi khám. Tuy nhiên bạn cần lưu ý không thụt rửa âm đạo và không dùng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ trong khoảng 3 ngày trước khi khi đi khám. Vì làm như vậy sẽ rửa trôi nhiều vi khuẩn và vi sinh vật có lợi tại vùng kín. Do đó bác sĩ sẽ khó chuẩn đoán tình trạng vùng kín chính xác.

+ Chú ý vấn đề ăn uống: Trước khi đi khám phụ khoa bạn không nên ăn đồ có nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hoặc những thực phẩm có nhiều chất kích thích. Nguyên nhân là vì những thực phẩm này có khả năng làm tăng nhiệt độ của các bộ phận sinh dục và làm tăng dịch tiết âm đạo. Chính vì vậy kết quả khám phụ khoa sẽ không chính xác.

+ Lựa chọn trang phục phù hợp. Bạn nên mặc đồ thoải mái và nên lựa chọn váy vì trạng phục này thuận tiện cho việc khám phụ khoa và tiết kiệm thời gian.

Khám phụ khoa cần chuẩn bị gì?

Khi đi khám phụ khoa chị em cần chuẩn bị tâm lý thật thoải mái, không nên căng thẳng hoặc lo lắng và không cần ngại với bác sĩ. Tình trạng tâm lý không tốt cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Bạn chỉ cần chia sẻ với bác sĩ cụ thể về tình trạng của mình và chờ đợi kết quả sau khi khám.

+ Đi khám phụ khoa có phải nhịn ăn không?

Nhiều phụ nữ trước khi đi khám thường băn khoăn vấn đề khám phụ khoa có được ăn sáng không? hoặc khám phụ khoa có cần nhịn ăn không? Dựa theo quy trình thăm khám ở trên, nếu phụ nữ chỉ khám tổng quan thông thường thì vẫn được ăn uống bình thường. Tuy nhiên nếu chị em đi khám để xác định nguyên nhân bệnh lý và phải làm xét nghiệm máu thì nhịn ăn là nguyên tắc các chị em cần nhớ.

+ Khám phụ khoa vào ngày nào của chu kỳ kinh?

Nếu có ý định khám phụ khoa, chị em không nên khám phụ khoa khi đang hành kinh. Nguyên nhân là vì vào những ngày kinh nguyệt, cổ tử cung sẽ mở rộng hơn để giúp máu kinh thoát ra dễ dàng. Nếu khám phụ khoa khi có kinh vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm. Đồng thời, kinh nguyệt có thể làm kết quả kiểm tra không chính xác và khiến bạn thấy không thoải mái khi bác sĩ thăm khám.

Vì vậy bạn nên đi khám phụ khoa sau khi sạch kinh và thời điểm mà bạn nên chọn là 3 ngày sau khi hết kinh.

Như vậy những thông tin trên đây đã giúp các chị em đã hiểu rõ về khám phụ khoa và có thêm một số gợi ý về địa chỉ khám phụ khoa nếu không biết đi khám phụ khoa ở đâu. Với những thông tin này mong rằng các chị em sẽ không còn “ngại” đi khám và biết lúc nào cần đi khám nhằm đảm bảo sức khỏe sinh sản của mình.

Xem thêm: Bảng giá khám phụ khoa tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Tuyết Trinh (T.h)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo