Viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu phải làm sao?

Bài nên đọc:

>> Viêm âm đạo ra máu khi mang thai và những lưu ý không thể bỏ qua

>> Viêm âm đạo ảnh hưởng thế nào đến thai nhi chị em cần biết

Đôi nét về viêm âm đạo khi mang thai

Thời gian mang bầu là khoảng thời gian nhạy cảm của cơ thể và sức khỏe của người phụ nữ. Chính những sự thay đổi từ nội tiết, sức đề kháng khiến cho nhiều thai phụ đứng trước nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cao hơn, trong đó có viêm âm đạo.

Tình trạng này xảy ra do những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm men, trùng roi… có điều kiện phát triển ở vùng kín.

Khi mắc bệnh thai phụ sẽ có những biểu hiện khó chịu như: Khí hư ra nhiều và có sự thay đổi về màu sắc (khí hư từ trắng trong sang nâu, trắng đục, xám, xanh hoặc vàng tùy vào tác nhân gây bệnh); ngứa vùng kín; âm đạo bị sưng tấy; ngoài ra chị em có thể gặp hiện tượng xuất huyết âm đạo nhưng lại ngoài chu kỳ kinh.

Mang thai tháng thứ 9 vẫn bị viêm âm đạo

Trên một diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ, nhiều chị em bày tỏ tâm sự, trăn trở khi bị viêm âm đạo khi mang thai ở tháng cuối cùng của thai kỳ.

Chị Huệ Phương (27 tuổi) chia sẻ tâm sự: “Em đang mang thai tháng thứ 9 rồi. Khoảng hơn 1 tuần nay khí hư của em ra rất nhiều, ướt nhẹp cả quần lót. Khí hư của em có mùi hôi và trắng như nước vo gạo. Đến bệnh viện kiểm tra em mới biết mình bị viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối”.

Nhiều chị em bị viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối

Nhiều chị em bị viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối

Tâm sự này của chị Phương nhận được rất nhiều đồng cảm. Một trong số đó là chị Thu Lan. Chị kể: “Mình cũng bị viêm âm đạo vào tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên triệu chứng mình gặp phải là: đau rát vùng kín mỗi khi đi tiểu, sưng tấy phía bên ngoài âm đạo. Mình rất băn khoăn bị viêm âm đạo trong tháng thứ 9 của thai kỳ thì có chữa được không, có ảnh hưởng gì đến em bé trong bụng không?”.

Vấn đề bà bầu bị viêm âm đạo vào tháng cuối rất phổ biến ở các chị em phụ nữ. Vì bệnh diễn ra ở giai đoạn cuối cùng của thai kỳ nên các mẹ bầu cần đặc biệt cảnh giác với bệnh. Bởi đây rất có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình sinh đẻ sau này.

Dấu hiệu bị viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối

Nhiều người đã lầm tưởng rằng bị viêm âm đạo ở phụ nữ có thai vào tháng cuối không quá đáng lo, vì lúc này thai nhi phát triển đủ lớn rồi nên không còn bị nguy hiểm nữa. Vì thế, khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, một số người đã chủ quan không đi thăm khám và điều trị bệnh.

Theo các chuyên gia y tế, đây là suy nghĩ rất sai lầm. Lý do là dù đã ở tháng cuối của thai kỳ, nguy cơ sảy thai không còn nữa nhưng nếu mắc bệnh viêm âm đạo mà không chữa sớm thì sẽ gây khó khăn trong việc sinh đẻ. Đặc biệt, mẹ bầu mắc viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối có thể lây truyền bệnh sang cho con. Cụ thể là làm cho trẻ sơ sinh mắc phải những bệnh về đường hô hấp, mắt, da,…

Vì thế, tốt hơn hết, khi thấy cơ thể có những triệu chứng viêm âm đạo sau đây, mẹ bầu cần cảnh giác và đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Bởi đó chính là những triệu chứng của bệnh viêm âm đạo. Cụ thể:

– Ra nhiều khí hư màu vàng, xanh hoặc trắng với mùi hôi nồng nặc khó chịu.

– Vùng kín luôn có cảm giác ẩm ướt và có mùi hôi. Mùi hôi càng nặng hơn sau mỗi lần quan hệ tình dục.

Viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối

Viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối, vùng kín của mẹ bầu luôn ẩm ướt 

– Có cảm giác đau rát vùng kín trong khi đi tiểu và khi làm “chuyện ấy”.

– Niêm mạc âm đạo bị sưng đỏ và rất dễ chảy máu.

– Xuất hiện những lớp bựa trắng bám vào môi lớn của âm đạo.

– Khi ấn vào niệu đạo thì có cảm giác đau và buốt.

Mẹ bầu phải làm gì nếu bị viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối?

– Đi khám phụ khoa

Ngay khi thấy cơ thể có các triệu chứng của bệnh viêm âm đạo khi mang thai, mẹ bầu cần khám bác sĩ sản phụ khoa ngay lập tức. Qua đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra, xét nghiệm và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu để lâu không chữa trị thì bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, việc điều trị bệnh sau này cũng khó khăn và tốn kém chi phí hơn.

Mỗi lần đi khám thai, mẹ bầu nên đề nghị bác sĩ khám phụ khoa để thăm dò bệnh và điều trị (nếu có) dứt điểm trước khi bé ra đời.

– Chữa viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối bằng thuốc theo chỉ định

Thông thường, khi điều trị viêm âm đạo trong tháng cuối của thai kỳ, các bác sĩ sẽ không cho thai phụ dùng thuốc uống vì thuốc rất có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ cho chị em dùng thuốc đặt âm đạo.

Ngày nay, một số loại thuốc đặt âm đạo đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nghiên cứu và xác nhận là không gây ảnh hưởng tới thai nhi nên được phép dùng trong thai kỳ. Nếu được chỉ định dùng thuốc đặt, bạn nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sản phụ khoa. Bởi khi đặt thuốc không đúng cách có thể gây chảy máu, ngứa ngáy âm đạo, làm bệnh khó khỏi hơn.

– Giữ vệ sinh vùng kín cẩn thận

Phụ nữ mang thai nói chung và những người bị viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối nói riêng phải giữ gìn vệ sinh thật tốt.

+ Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách để ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng. Mẹ bầu cần thận trọng trong khi rửa vùng kín để không cào xước âm đạo. Đặc biệt không được thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo.

Viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối

+ Nếu dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ, các mẹ nên chọn dung dịch có độ pH phù hợp, không chọn loại có tính sát khuẩn cao.

+ Chọn đồ lót phù hợp: Mặc đồ lót chất liệu cotton thấm hút mồ hôi. Không mặc những loại đồ lót quá chật, quá bó, chất liệu sợi tổng hợp, nylon gây bí bách, tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi nảy nở.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin, chất xơ. Mẹ bầu cũng cần chú ý uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Khi bị viêm âm đạo, các chị em nên tránh xa đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt…

Viêm âm đạo nên ăn gì?

Bị viêm âm đạo nên ăn gì và kiêng gì? Những lưu ý khi điều trị

Viêm âm đạo nên ăn gì là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân rát muốn biết câu trả lời vì chế độ ăn uống có vai trò quan trong đối với quá trình chữa trị bệnh. Chính vì vây bài viết sau sẽ giúp chị em lựa chọn được những thực phẩm hữu ích giúp bệnh mau lành.

Hy vọng với những tư vấn về viêm âm đạo khi mang thai tháng cuối sẽ giúp các mẹ bầu hiểu hơn về bệnh, từ đó có biện pháp vệ sinh, điều trị phù hợp nhất.

>> Xem thêm: Khám viêm âm đạo ở đâu tại Hà Nội thì uy tín?

Minh Nguyệt (T/h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo