Tìm hiểu thuốc chữa viêm phần phụ mãn tính tốt nhất

1. Viêm phần phụ cấp tính và mãn tính

Viêm phần phụ biểu hiện ở tình trạng viêm nhiễm tại vòi trứng, buồng trứng và dây chằng rộng. Chị em có thể nhận biết các triệu chứng bị viêm phần phụ qua những biểu hiện sau:

– Triệu chứng viêm phần phụ cấp tính: đau bụng dưới, triệu chứng kích thích đường ruột như rối loạn đại tiện. Cơ thể nữ giới có dấu hiệu suy nhược, dễ bị sốt, ớn lạnh và buồn nôn. Ra nhiều khí hư bất thường và tiểu tiện. Hầu hết nữ giới bị viêm phần phụ đều trải qua quãng thời gian khó khăn vì bị rối loạn kinh nguyệt.

– Triệu chứng viêm phần phụ mãn tính:  khá giống với giai đoạn cấp tính tuy nhiên biểu hiện trầm trọng hơn. Ở giai đoạn mãn tính, các triệu chứng viêm phần phụ mãn tính thường gặp nhất là: đau bụng, xuất huyết âm đạo và ra nhiều khí hư bất thường. Những cơn đau hạ vị, hai bên hố chậu sẽ gia tăng, nhất là khi nữ giới có quan hệ tình dục.

Viêm phần phụ mãn tính có thể dẫn tới vô sinh

Viêm phần phụ mãn tính có thể dẫn tới vô sinh

Các triệu chứng viêm phần phụ có thể tái phát nhiều lần và ngày càng trầm trọng hơn nếu không được điều trị đúng cách.

Để biết được viêm nhiễm phần phụ mãn tính uống thuốc gì là tốt nhất chị em nên chủ động tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ có năng lực chuyên môn. Họ sẽ có chỉ định về đơn thuốc cũng như phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh lý của chị em.

2. Một số loại thuốc chữa viêm phần phụ mãn tính hiệu quả

2.1. Kháng sinh điều trị viêm phần phụ mãn tính

+ Với những chứng bệnh viêm phần phụ do nấm

Biểu hiện của chứng bệnh này là: Vùng kín ngứa ngáy, dịch âm đạo ra bất thường, đặc dính như pho mát, âm đạo nóng rát, khó chịu.

Để trị bệnh viêm phần phụ do nấm, chị em sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm phần phụ dạng bôi, viên đặt, viên uống, thuốc mỡ.

Những loại thuốc này có nhiều dạng, kết hợp với các kháng sinh chloramphenicol, metronidazol, neomycin hoặc corticoid như dexamethason … để tăng hiểu quả chữa trị.

Chị em cần chú ý khi sử dụng những loại thuốc kháng sinh điều trị viêm phần phụ này, vì đây là loại thuốc này được chống chỉ định với người đang mang thai, người suy thận, gan, mẫn cảm, đang cho con bú.

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phần phụ mãn tính

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phần phụ mãn tính

2.2. Thuốc kháng sinh điều trị viêm phần phụ do trichomonas vaginalis

Chứng bệnh này có biểu hiện: đau, ngứa vùng kín dữ dội, tiểu nhiều, tiểu khó kèm theo viêm bàng quang, khí hư loãng, có màu vàng xanh hoặc có màu lạ khác, vùng kín tấy đỏ…

Thuốc kháng sinh điều trị viêm phần phụ trong trường hợp này là những thuốc dẫn xuất imidazol.

Đây là loại thuốc chống chỉ định với rượu, nếu trong khi uống thuốc chị em vẫn sử dụng rượu bia thì sẽ tạo nên hiệu ứng antabuse, tăng vận mạch, giãn mạch, tăng nhịp tim, buồn nôn, có thể trụy tim và dẫn đến tử vong.

Tác dụng phụ của thuốc: Chán ăn, vị giác bị thay đổi, nhức đầu, chóng mặt, mặt đỏ, buồn nôn, tiêu chảy, dùng thuốc liều cao sẽ gây ra bệnh bạch cầu, nước tiểu có màu đỏ

Chị em cần chú ý, trong quá trình điều trị cần phải kết hợp cả vợ và chồng để ngăn bệnh tái phát. Với những phụ nữ đang mang thai và bệnh nặng, chỉ được sử dụng thuốc từ quý 2 của thời kỳ thai nghén.

2.3. Thuốc kháng sinh điều trị viêm phần phụ do tạp khuẩn

Triệu chứng bệnh viêm phần phụ do tạp khuẩn thường ít có hiện tượng ngứa rát ở vùng kín, không đau nhưng lượng khí hư ra nhiều. Vì đây là triệu chứng thường gặp, nhưng nếu nhỏ kalihydroxyd vào thì khí hư sẽ có mùi tanh như cá ươn.

Có nhiều loại thuốc kháng sinh điều trị viêm phần phụ trong trường hợp này như: clindamycin, metronidazol uống, đặt hoặc bôi.

Những loại thuốc này chống chỉ định với chị em dưới 17 tuổi

Tác dụng phụ của thuốc: Có thể gây rối loạn thị giác, nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt và đau cơ.

Uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Trên đây là những thuốc kháng sinh điều trị viêm phần phụ mãn tính để chị em tham khảo. Tuy nhiên, chị em cần chú ý không tự mua thuốc về sử dụng mà cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám chính xác tình trạng của bệnh, tìm ra hướng điều trị thích hợp nhất.

Chúc chị em luôn khỏe!

Thu Hà (T/h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo