Thuốc viêm phần phụ dành riêng cho bà bầu
Phụ nữ khi mang thai, lượng nội tiết tố thường tăng cao khiến cho lượng khí hư bài tiết ra tăng, độ pH âm đạo thay đổi và lượng đường trong nước tiểu cũng tăng cao. Đây là “miếng mồi ngon” cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công gây viêm phần phụ.
Triệu chứng viêm phần phụ ở bà bầu
Các dấu hiệu viêm phần phụ của phụ nữ mang thai không khác phụ nữ bình thường. Đó là:
– Đau bụng dưới âm ỉ, có những cơn đau dữ dội
Bị viêm phần phụ bà bầu phải chịu những cơn đau dữ dội
– Sốt nhẹ, buồn nôn, cơ thể dễ mệt mỏi
– Đau vùng hạ vị và hai bên hố chậu
– Xuất huyết bất thường
– Nhiệt độ cơ thể lên xuống thường xuyên, người dễ bị lạnh
Việc điều trị viêm phần phụ cần được các bác sĩ cân nhắc kĩ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé nhất là trong 3 tháng đầu thai kì.
Với thuốc uống, chị em có thể sử dụng thuốc dành cho bà bầu có tên là Monistat, Gynelotrimin. Hai loại thuốc này có tác dụng điều trị nấm hiệu quả mà không gây hậu quả tới thai nhi.
Trái lại, các loại thuốc như Difucan hoặc Flucozaole theo khảo sát đã gây ra nhiều ca dị tật thai nhi nên bà bầu tuyệt đối không được sử dụng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, chị em nên sử dụng thuốc đặt là tốt nhất. Có nhiều loại thuốc đặt phụ khoa dành cho bà bầu. Nhưng được chỉ định dùng nhiều cho phụ nữ mang thai có thể kể đến:
+ Thuốc đặt phụ khoa Canesten: Điều trị viêm âm đạo do nấm, hoặc khi bội nhiễm bởi các vi khuẩn nhạy cảm Clotrimazole.
+ Thuốc đặt phụ khoa Mebines: Điều trị nhiễm trùng âm đạo do nhiễm nấm candida, viêm âm đạo do các chủng vi khuẩn không chuyên biệt, viêm âm hộ; và hỗ trợ điều trị trong xuất tiết âm đạo.
+ Thuốc đặt phụ khoa Polygynax: Điều trị tại chỗ và phòng các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay tạp khuẩn, hoặc nấm.
Polygynax sự lựa chọn thích hợp cho bà bầu
Cách sử dụng thuốc đặt phụ khoa cho phụ nữ mang thai
Đặt thuốc chữa viêm phần phụ đúng cách mới có thể phát huy hết tác dụng của thuốc. Bên cạnh đó, việc đặt thuốc sai cách khi mang thai có thể chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo gây chảy máu tử cung. Chị em nên lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc sau:
– Rửa sạch âm đạo rồi lau bằng khăn sạch.
– Rửa sạch tay bằng xà phòng và lau khô, chú ý cần cắt ngắn móng tay.
– Nằm ở tư thế kê cao mông, dùng 2 ngón tay kẹp thuốc đẩy sâu vào âm đạo nhẹ nhàng. Có thể dùng bao cao su để dễ dàng đặt thuốc hơn. (Với thuốc dạng viên nén nên nhúng qua nước 20-30s trước).
– Nằm nghỉ ngơi 15 phút rồi mới vận động. Nhưng tốt nhất là nên đặt thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Một vài lưu ý khi dùng thuốc đặt viêm phần phụ cho bà bầu
– Chị em cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng và thời gian sử dụng. Khi có bất kì dấu hiệu bất thường xảy ra, cần phải đi khám phụ khoa ngay lập tức để điều trị, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Tuyệt đối dùng đúng đơn thuốc bác sĩ kê, không dùng thuốc theo kinh nghiệm.
Thực hiện theo lời chỉ dẫn của bác sĩ khi bị viêm phần phụ
– Khi dùng thuốc nếu dị ứng nhẹ cần tiếp tục sử dụng. Nếu có phản ứng nặng cần ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.
– Khi hết thuốc, dù bệnh chưa khỏi hay đã khỏi đều cần tái khám để có hướng xử lý tiếp theo, đề phòng tác nhân gây bệnh vẫn tồn tại.
– Kiêng quan hệ tình dục.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách hàng ngày.
Cùng với việc sử dụng thuốc, chị em nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để thai nhi được phát triển khỏe mạnh. Chị em cũng nên ăn nhiều sữa chua và tỏi để giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và hỗ trợ điều trị viêm phần phụ tốt nhất.
Trên đây là một số loại thuốc dành cho bà bầu khi bị viêm phần phụ mà chị em có thể tham khảo. Tuy nhiên để biết chắc chắn chị em phù hợp với loại thuốc nào thì cần phải có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
Chúc chị em mẹ tròn con vuông!
Xem thêm: Bệnh viêm phần phụ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Thu Hà (T/h)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!