Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có kinh? Tìm hiểu ngay
>>> Nội mạc tử cung bao nhiêu là bình thường: Cùng tìm hiểu ngay nhé!
>>> Nội mạc tử cung 5mm có phải là quá mỏng hay không? Hãy đọc ngay!
Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có kinh?
Niêm mạc tử cung là lớp lót trong cùng của tử cung – một bộ phận quan trọng trong cơ thể của phụ nữ, giúp chị em thực hiện thiên chức làm mẹ của mình.
Theo cấu tạo, độ dày của niêm mạc tử cung sẽ thay đổi vào các thời điểm theo chu kỳ kinh nguyệt.
Độ dày của niêm mạc tử cung có thể thay đổi.
Cụ thể, niêm mạc tử cung có thể trở nên mỏng đi hay dày lên vào các mốc dưới đây:
– Đầu chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung dày khoảng 3-4mm
– Giữa chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung dày khoảng 8-12mm
– Trước khi có kinh nguyệt, niêm mạc tử cung dày khoảng 12-16mm
Căn cứ vào các thông số kể trên, có thể thấy khi niêm mạc tử cung có độ dày từ 12 tới 16mm thì chị em sẽ có kinh nguyệt. Theo đó, niêm mạc tử cung dày lên để tạo điều kiện cho trứng đã được thụ tinh tới làm tổ. Trong trường hợp, trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc sẽ tự bong tróc và bị đẩy ra ngoài cùng với một lượng chất dịch pha máu dưới sự co bóp của tử cung.
Việc xác định độ dày của niêm mạc tử cung phải được kiểm tra thông qua quá trình siêu âm với sự thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Do đó để biết chính xác độ dày của niêm mạc tử cung, chị em cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa.
Nói cách khác, niêm mạc tử cung dày là sắp có kinh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, niêm mạc tử cung quá dày lại là biểu hiện bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà chị em cần dè chừng.
Niêm mạc tử cung quá dày là dấu hiệu của bệnh gì?
Thông thường, khi trứng không được thụ tinh sẽ dẫn tới hiện tượng nội mạc tử cung bóc tách và bị loại bỏ khỏi cơ thể chị em. Nhưng nếu niêm mạc tử cung quá dày, thời gian niêm mạc tử cung được dọn dẹp sạch sẽ khỏi tử cung sẽ kéo dài dẫn tới tình trạng nội mạc tử cung dày rong kinh.
Estrogen là một nội tiết tố đặc trưng của nữ giới.
Có nhiều nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung dày rong kinh. Đặc biệt, hiện tượng rong kinh do niêm mạc tử cung dày là do một bệnh lý phụ khoa là buồng trứng đa nang gây ra.
Ngoài ra, phụ nữ sử dụng thuốc chứa estrogen liên tục cũng có thể gây ra hiện tượng mất cân bằng estrogen – progesterone từ đó dẫn tới hiện tượng tăng sinh niêm mạc tử cung, rong kinh, viêm nội mạc tử cung.
Tình trạng niêm mạc tử cung quá dày sẽ khiến chị em khó có khả năng thụ thai do niêm mạc tử cung quá dày dẫn tới hiện tượng vô kinh, rong kinh, buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn… khiến tỷ lệ thụ thai giảm mạnh.
Làm gì khi niêm mạc tử cung quá dày?
Để phát hiện sớm các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, chị em cần chủ động thăm khám định kỳ tại các cơ sở uy tín.
Nếu bị tăng sinh niêm mạc tử cung, chị em cần tiến hành các biện pháp chữa trị hiệu quả để đảm bảo sức khỏe sinh sản và bảo vệ khả năng mang thai.
Bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh tiến hành nạo sinh thiết buồng tử cung để xác định chính xác bệnh lý mà chị em đang gặp phải.
Sự thay đổi lượng hormone Estrogen và Progesterone theo chu kỳ kinh nguyệt.
Sau đó, cần điều chỉnh, lấy lại sự cân bằng giữa estrogen và progesterone bằng cách sử dụng thuốc, phổ biến là sử dụng progestin đường uống, thuốc đặt âm đạo hoặc dụng cụ tử cung.
Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng tăng sinh niêm mạc tử cung và độ tuổi của người bệnh.
Chị em cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Như vậy, thông qua bài viết hôm nay của chúng tôi, chị em đã biết được niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có kinh, nguyên nhân khiến niêm mạc tử cung quá dày và cách điều trị hiệu quả nhất.
Đọc ngay: Nội mạc tử cung dày bao nhiêu? Xem độ dày để đánh giá sức khỏe sinh sản
Kiều Hương (tổng hợp)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!