Nguyên nhân và cách điều trị nấm candida toàn thân

Bài nên đọc:

>> Dấu hiệu nấm candida dạ dày và cách khắc phục

>> Nấm candida ở móng tay có nguy hiểm không?

Nguyên nhân bị nấm candida toàn thân

Nấm Candida thường xuất hiện ở miệng và bộ phận sinh dục, nhưng không gây nhiều nguy hiểm do có sự khống chế của những vi khuẩn có lợi khác. Khi môi trường vi khuẩn này bị xáo trộn do sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu sẽ tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển nhanh và gây bệnh ra toàn cơ thể.

Phụ nữ mang thai hoặc uống thuốc tránh thai có estrogen, làm thay đổi nồng độ hormon trong máu cũng là đối tượng dễ bị mắc bệnh nấm candida.

Việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển. Các bệnh tiểu đường và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác bao gồm cả nhiễm HIV.

Nhiều phụ nữ bị nhiễm nấm nhưng không đi điều trị kịp thời, nên nấm phát triển nhanh và lan rộng thành nấm candida toàn thân.

Nấm candida toàn thân

Nấm candida có thể xuất hiện ở móng chân và móng tay

Triệu chứng nhiễm nấm candida toàn thân

Nấm candida toàn thân là tình trạng nhiễm nấm ở nhiều bộ phận của cơ thể. Chị em có thể gặp phải những triệu chứng của bệnh nấm toàn thân này tùy theo những bộ phận bị nhiễm nấm. Cụ thể là:

– Xuất hiện ở miệng: Khi bị nấm candida ở miệng, người bệnh sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu, khó nuốt thức ăn, niêm mạc miệng khô có màu đỏ sẫm, trên lưỡi có nhiều lớp vảy màu trắng, quanh miệng xuất hiện các nốt lở loét.

– Xuất hiện ở cơ quan sinh dục: Ở phụ nữ, bệnh có biểu hiện là viêm âm hộ, âm đạo ngứa ngáy khó chịu, khí hư ra nhiều, có mùi hôi. Ở nam giới, thường có triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, có vết nứt ở bao quy đầu.

– Xuất hiện trên da: Nấm thường thấy ở vùng nách, dưới vú, mông, những nếp của hậu môn, và ở giữa các ngón tay và ngón chân. Bệnh có biểu hiện đó là xuất hiện những mảng ban đỏ có kích cỡ khác nhau, trên đó có thể có rải rác những mụn nước hoặc những mụn mủ. Móng tay, móng chân cũng bị ảnh hưởng của nấm Candida. Nấm ở những bộ phận này nếu không sớm chữa trị sẽ lây lan thành nấm da toàn thân.

– Biểu hiện khác của nấm candida toàn thân khi nấm xuất hiện ở cơ quan tiêu hóa là viêm thực quản, viêm dạ dày, viêm tiểu đại tràng, viêm trực tràng, viêm hậu môn (có các triệu chứng như rát bỏng ở sau xương ức, buồn nôn, khó nuốt, ợ nóng, tiêu chảy, đau bụng, ngứa hậu môn), gây bệnh nấm đường ruột.

– Xuất hiện ở cơ quan hô hấp: Candida có thể gây ra bệnh viêm phế quản, ho dai dẳng, hen phế quản, khạc đờm thấy có rất nhiều nấm men. Chụp X quang lồng ngực thấy các giải phế quản, mạch máu xuất hiện.

– Xuất hiện ở màng não: Trường hợp này khá hiếm thấy nhưng nếu xảy ra thì sẽ có mầm bệnh ở trong dịch não tủy.

– Xuất hiện ở tim: Mầm bệnh mọc trên bề mặt của các van tim, thường xảy ra ở những người đã dùng thủ thuật thông tim, thay van tim nhân tạo, người nghiện ma túy.

Nấm candida toàn thân

Các loại thuốc bôi điều trị nấm candida trên da

Cách điều trị nấm candida toàn thân

Tùy theo tình hình của bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.

– Điều trị nấm miệng: sử dụng nước súc miệng hoặc rửa bằng dung dịch kiềm gentian

– Điều trị nấm trong thực quản: uống nystatin, fluconazol hoặc itraconazol, uống trong vòng 1-3 tuần.

– Điều trị âm đạo: Sử dụng Nystatin uống và đặt thuốc âm đạo. Uống thêm Ketoconazol đối với những trường hợp nặng.

– Điều trị nấm ở bộ phận sinh dục nam: rửa bằng nước sạch kết hợp bôi thuốc dạng gel nystatin.

– Điều trị trên da: Rửa chỗ bị nấm bằng dung dịch tím gentian. Các loại kem bôi như Castelanie, Nystatin, Clotrimazole, Miconazole, Ketoconazole, econazole, Sertaconazole, Oxiconazole bôi mỗi ngày 2 lần và thực hiện liên lục trong 10 ngày.

Không nên sử dụng các dạng kem bôi có thành phần phối hợp kháng nấm/corticosteroid bởi chúng sẽ làm bệnh nặng hơn.

– Đối với điều trị nấm candida toàn thân, bạn có thể sử dụng các loại thuốc:

+ Nystatin có tác dụng tiêu diệt Candida đường ruột, uống 4 lần/ngày

+ Itraconazole uống 2lần/ngày liên tục trong 2 tuần, kết hợp với Fluconazole dạng viên uống 150 mg/ngày.

+ Ketoconazole dạng viên nén, uống hai lần/ngày trong khoảng 2 tuần

+ Amphotericine B dùng cho các trường hợp bị bệnh nghiêm trọng.

Lưu ý khi điều trị nấm candida toàn thân

Bị nấm candida toàn cơ thể cần tuyệt đối tuân thủ những chỉ dẫn chữa trị của bác sĩ vì bệnh này nếu chữa không đúng cách có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Sử dụng thuốc nào khi điều trị cần phải thông qua quá trình thăm khám, xác định mức độ bệnh. Chị em không được tự ý mua thuốc về chữa để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do dùng thuốc không đúng mang lại.

Bổ sung chế độ ăn uống: Chế độ ăn giàu acidophilus hay bifidus giúp khôi phục lại sự cân bằng bình thường của hệ thực vật trong ruột và âm đạo.

Hạt bưởi, lá ôliu, lô hội, tỏi đều là những loại thực phẩm gây ức chế sự viêm nhiễm, giúp kháng nấm và tiêu diệt các sinh vật candida.

Ăn nhiều trái cây: Trái cây có tác dụng rất tốt với sức khỏe, tăng sức đề kháng và giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Tránh sử dụng các loại pho mát, rượu, bánh, sô cô la, trái cây khô, thực phẩm lên men, ngũ cốc có chứa gluten, giăm bông, mật ong, hạt bơ, dưa chua, khoai tây, nấm, nước tương, giá đỗ và giấm.

Nấm candida toàn thân

Loại bỏ đường khỏi thực đơn hàng ngày khi bị nấm candida toàn thân

Loại bỏ trái cây có nhiều đường, men và chua trong chế độ ăn uống của bạn cho đến khi chữa khỏi bệnh. Bởi những loại trái cây chữa đường và men này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm candida phát triển.

Nên ăn mỗi ngày 1 hộp sữa chua không đường. Bạn cũng có thể bôi trực tiếp sữa chua không đường vào các chỗ bị nấm kể cả ở âm đạo vì nó hoàn toàn vô hại.

Khi bị nấm candida toàn thân chị em cần ngưng sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, và các thuốc có chứa corticosteroid. Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất trong gia đình và chất tẩy rửa như nước khử trùng có clo, băng phiến, quần áo bằng vải dệt tổng hợp.

Uống nhiều nước: Nước cũng có tác dụng điều trị nấm candida rất tốt, vì vậy bạn nên uống nhiều hơn 2 lít nước mỗi ngày.

Ăn nhiều rau xanh, cá, trứng, đậu lăng, các loại hạt, thịt gia cầm và thịt bò. Không nên ăn lạc, hạt điều và những loại rau chứa nhiều tinh bột.

Bị nấm Candida kiêng ăn gì?
Bị nấm candida kiêng ăn gì là băn khoăn của không ít chị em phụ nữ vì đồ ăn có ảnh hưởng lớn đến diễn tiến của bệnh. Chính vì vậy bài viết sau đây sẽ liệt kê 5 nhóm thực phẩm chị em nhất định phải tránh nếu đang mắc bệnh này.

Trên đây là những chia sẻ về nấm candida toàn thân, hi vọng những thông tin này hữu ích đối với quá trình điều trị nấm của các chị em. Để kiểm soát tốt khả năng phát triển lây lan của nấm bạn nên thăm khám phụ khoa thường xuyên để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn về lộ trình điều trị bệnh nấm candida.

Xem thêm: Bị nấm candida âm đạo có vô sinh không? Nỗi lo thầm kín của nhiều chị em

Phương Hoa (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo