Cảnh báo: Bệnh nấm candida gây công phá nội tạng sẽ xảy ra nếu bạn lơ là
Bài nên đọc:
>> Nhiễm nấm candida đường tiêu hóa – mối nguy hiểm rình rập
>> 5 triệu chứng nhiễm nấm candida mãn tính bạn không thể bỏ qua
Bệnh nấm candida gây công phá nội tạng như thế nào?
Candida là một loại nấm men thường ký sinh trên bề mặt của da và niêm mạc. Bệnh có khả năng lây lan qua đường máu gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như thận, lách, dạ dày, đường ruột, phổi, gan hoặc xung quanh van tim nhân tạo…
Nấm Candida xuất hiện ở khắp nơi, bất cứ lúc nào cũng có thể theo thức ăn nhiễm vào đường ruột, song chỉ khi có điều kiện thuận lợi mới gây bệnh.
Thời kỳ ủ bệnh thường không cố định. Chỉ khi người bệnh cảm thấy có những dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể đặc biệt là gặp vấn đề về hệ tiêu hóa thì mới tiến hành thăm khám.
Một số biểu hiện lâm sàng cho thấy nấm candida đang gây ảnh hưởng cho nội tạng của bạn:
– Nấm candida gây công phá nội tạng – Viêm thực quản
Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân bị AIDS, những người có hệ miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng, những người đang trong quá trình điều trị ung thư hoặc đang bị nhiễm nấm Candida ở miệng.
Bệnh nhân có triệu chứng đau, cảm giác nóng ở sau xương ức, nuốt đau, buồn nôn, khi nội soi thực quản thấy niêm mạc bị viêm đỏ và có các mảng trắng. Viêm thực quản có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết nếu không được điều trị kịp thời.
– Nấm candida gây công phá nội tạng – Bệnh ở dạ dày, đường ruột
Những biểu hiện này thường xuất hiện ở những người bị bệnh bạch cầu cấp hoặc bệnh máu ác tính. Nấm Candida có thể gây ra nhiều ổ loét ở dạ dày, ruột; gây viêm phúc mạc, bệnh có thể lan theo đường máu tới gan và các cơ quan khác.
Nấm candida gây ảnh hưởng tới nội tạng của người bệnh
Sự phát triển và xâm nhập của nấm ở dạ dày và đường ruột người bệnh có thể quan sát được qua quá trình đại tiện bởi sẽ thấy xuất hiện rất nhiều nấm ở phân.
– Nấm candida gây công phá nội tạng – Viêm đại tràng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh không rõ ràng, người bệnh có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng; rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy; đầy bụng, sôi bụng; sốt nhẹ. Những biểu hiện trên thường khiến nhiều người nhầm lẫn với các căn bệnh khác do đó chủ quan trong việc khám chữa.
– Nấm candida gây viêm phúc mạc
Biểu hiện của việc nấm candida gây viêm phúc mạc chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng dưới. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau bụng lâm râm hoặc đau quặn lại. Nhưng hiện tượng trên khá hiếm xảy ra, chủ yếu gặp ở những người bị suy giảm hệ miễn dịch ở cấp độ nghiêm trọng.
Để chẩn đoán sự ảnh hưởng của nấm candida tới các cơ quan nội tạng, các bác bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ phát triển của nấm, từ đó đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp.
Cách điều trị nấm candida ở nội tạng
Để khắc phục tình trạng nấm candida gây công phá nội tạng, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc đặc trị nấm candida tùy từng dạng bệnh như sau:
– Nystatin: Khi bệnh nhẹ và không có sự bội nhiễm thì nên sử dụng esnourseri có phổ kháng nấm hẹp. Nystatin liên kết với ergosterol của màng tế bào sợi nấm giúp tiêu diệt nấm mà không gây hại cho sức khỏe người bệnh.
Bên cạnh đó thuốc Nystatin chỉ có tác dụng chữa bệnh ở trong ruột mà không thấm qua màng ruột để gây độc nên thuốc có tính an toàn cao.
– Ketoconazol: Khi nấm đã bắt đầu phát triển và có dấu hiệu bội nhiễm thì nên dùng thuốc ketoconazol. Ketoconazol là thuốc kháng nấm phổ rộng, giúp tiêu diệt nấm Candida ở nội tạng và các loại nấm khác như Paracoccidioses, Coccidioses, Histoplasma, Blastomyces.
Ketocionazol ức chế enzym alphademethylase ngăn cản sự tổng hợp ergosterol, làm thay đổi cấu trúc và ức chế sự phát triển của nấm. Chnhs vf vậy đây được xem là một trong những thuốc giúp khắc phục nấm candida gây công phá nội tạng hiệu quả.
Nếu dùng liều thấp có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nấm; dùng liều cao sẽ có tác dụng diệt nấm hiệu quả. Tuy nhiên, nếu dùng liều cao, Ketoconazol có thể gây ra buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa…
Thuốc đặc trị tình trạng nấm Candida gây công phá nội tạng
– Fluconazol: Khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng và có tình trạng bội nhiễm nấm nhiều thì bạn nên dùng thuốc kháng nấm đặc trị Fluconazol.
Thuốc có tác dụng cực mạnh khiến nấm candida bị tiêu diệt hoàn toàn và ngăn ngừa khả năng tái nhiễm bệnh.
Tuy nhiên cũng vì tính năng của thuốc quá mạnh mà Fluconazol có rất nhiều tác dụng phụ như xảy ra hiện tượng tróc vảy và hoại tử nhiễm độc da, thuốc cũng không dùng cho những người bị suy thận.
Người bệnh nên thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Nếu thấy có bất cứ biểu hiện gì bất thường trong quá trình dùng thuốc bạn phải ngay lập tức tới gặp bác sĩ kiểm tra để khắc phục kịp thời.
Bị nấm Candida đường ruột nên ăn gì?
Có một cách rất hiệu quả để đối phó với tình trạng bị nấm Candida gây công phá nội tạng đó là ăn chay. Cách này không hề dễ thực hiện, nhất là với những người chưa từng ăn chay, nhưng hiệu quả của nó thì rất đáng để bạn phải cân nhắc.
Thực đơn dinh dưỡng mà bạn cần thực hiện nếu như muốn điều trị tình trạng nấm candida ở đường ruột và nội tạng.
– Ăn chín uống sôi, không được ăn đồ tái, gỏi, rau sống,… Tránh ăn hải sản, đồ ăn cay, hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.
– Nên ăn cháo, kê và các loại ngũ cốc. Những thức ăn đơn giản này không đòi hỏi cơ quan tiêu hóa phải làm việc nhiều mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng và dễ tiêu.
– Ăn nhiều rau xanh như cải xoăn, bồ công anh, quả đỗ, rong biển… để giúp tăng lượng kiềm và thúc đẩy quá trình kiềm hóa.
– Uống nước mơ muối, có tác dụng kiềm hóa rất hữu ích trong việc trị các bệnh về đường ruột.
Kiêng ăn đồ ngọt giúp khắc phục nấm candida gây công phá nội tạng
– Kiêng hoàn toàn các đồ ăn ngọt béo bao gồm bánh, kẹo, socola, hoa quả có tính chua, piza.
– Uống nhiều nước để giảm nhiệt cơ thể.
– Nên ăn sữa chua không đường, tỏi, hành tây, dầu dừa.
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng nấm candida gây công phá nội tạng, hi vọng các bạn có thể tham khảo và bỏ túi thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích trong việc điều trị bệnh.
Ngoài chế độ ăn uống, bạn nên có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Việc căng thẳng, mất ngủ, stress lâu ngày sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
>> Xem thêm: Chia sẻ kiến thức tổng quan về bệnh nấm candida ở họng
Phương Hoa (t/h)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!