Chia sẻ kiến thức tổng quan về bệnh nấm Candida ở họng
Bệnh nấm Candida ở họng là gì?
Candida albicans là một loại nấm men sống với số lượng nhỏ trên da, trong đường tiêu hóa và âm đạo của chúng ta. Hệ thống miễn dịch và các vi khuẩn có lợi có nhiệm vụ ngăn chặn nấm men không xâm nhập vào cơ thể. Nhưng khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu thì các vi khuẩn có lợi này bị tiêu diệt và khi đó cơ thể sẽ đứng trước nguy cơ bị nấm candida xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Bệnh nấm Candida họng
Nguyên nhân gây bệnh nấm Candida họng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm Candida họng nhưng hầu như nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này xuất phát từ những vấn đề sau:
+ Những người vệ sinh họng – răng miệng kém; những người phải điều trị tia xạ vùng họng miệng
+ Những người có sức đề kháng yếu hoặc bị mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, thiếu máu mãn tính, những bệnh nhân gầy yếu, sức khỏe kém và những người phải điều trị cocticoid, kháng sinh phổ rộng kéo dài.
+ Đặc biệt, bệnh nấm Candida họng rất hay gặp ở những người nhiễm HIV/AIDS.
Triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh nấm Candida họng
Ở giai đoạn đầu người mắc bệnh nấm họng sẽ không cảm thấy triệu chứng gì rõ rệt nên việc chuẩn đoán hay cũng không nghĩ rằng mình đã mắc bệnh.
Ở giai đoạn tiếp theo, người bệnh sẽ nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nấm họng Candida gây nên là thấy đau nhói, bỏng rát ở vùng họng – miệng. Tuy cơn đau này không gây ảnh hưởng nhiều đến việc nhai nuốt nhưng lại khiến bạn thấy khó chịu như loạn cảm họng.
Những đám trắng màu vàng xuất hiện ở niêm mạc là dấu hiệu của bệnh nấm Candida họng.
Bên cạnh đó, khi mắc bệnh, người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy những đám trắng, mỏng, mềm như lớp bựa trên niêm mạc, có kích cỡ khác nhau. Đặc biệt, bạn sẽ dần thấy xuất hiện những vết vá, sưng niêm mạc, thậm chí vết loét chảy máu và các triệu chứng rõ nét của nhiễm độc
Khi ở giai đoạn nặng hơn, các cơn đau thường ở cường độ vừa phải và tăng lên trong khi nuốt và uống các loại thực phẩm kích thích. Người bệnh thường bị đau khi chiếu xạ vào vùng hàm dưới, mặt trước của cổ và tai.
Biểu hiện lâm sàng của bệnh nấm họng có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Quá trình này thường chủ yếu xuất hiện ở amidan, vòm miệng và mặt sau của cổ họng. Hơn hết, khi bệnh chuyển biến xấu, nấm Candida có thể lây lan qua thanh quản, thực quản, hình thành áp xe viêm amidan.
>> Xem thêm: Nguy cơ bị nấm candida miệng vì niềng răng
Bệnh nấm Candida họng được điều trị như thế nào?
Việc điều trị bệnh nấm họng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu hay triệu chứng bị nấm họng, bạn cần tới bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và kê đơn thuốc điều trị.
Thông thường, đối với bệnh nấm Candida họng, bác sỹ sẽ kê một số loai thuốc sau, gồm: thuốc kháng sinh chống nấm toàn thân, thuốc kháng sinh chống nấm tại chỗ: clotrimazol, nystatin, amphotericin B, fluconazol,…..
Nên đi khám khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bệnh nấm Candida ở họng.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị bệnh, bạn cũng cần tăng cường uống các loại vitamin B và cố gắng giảm lượng đường nhiều nhất có thể trong chế độ ăn.
Đặc biết, khi đã được thăm khám và chỉ định thuốc thì người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong việc điều trị bệnh nấm Candida họng.
Bạn chớ nên tự ý ngưng liệu trình sử dụng thuốc hay sử dụng song song bất kỳ loại thuốc nào. Bởi việc sử dụng tùy tiện có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong điều trị bệnh.
Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn bổ sung được thêm lượng thông tin cần và đủ để dễ dàng ứng phó, phòng tránh căn bệnh nấm Candida họng này.
Phạm Uyên ( Tổng hợp)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!