Bệnh nấm phổi candida là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài nên đọc:

>> Bệnh nấm candida đường sinh dục: Vợ nhiễm nấm, chồng có lây không

>> Bật cười khi nghe nấm candidan hậu môn nhưng chị em đừng chủ quan

Triệu chứng của bệnh nấm phổi candida

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh

Các bệnh nhân nhiễm nấm phổi candida sẽ gặp phải tình trạng giảm bạch cầu, hệ miễn dịch suy giảm. Các biểu hiện của bệnh như sau:

– Sốt: Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Khi không may nhiễm nấm phổi, các bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng sốt thất thường, biểu hiện này kéo dài và ngày một nặng hơn.

– Ho khan: Người bệnh ngoài ho khan còn có đờm khi ho kết hợp với khàn tiếng.

Bệnh nhân nấm phổi candida có biểu hiện ho khan

Bệnh nhân nấm phổi candida có biểu hiện ho khan

– Tổn thương khoang miệng: Khu vực miệng, lưỡi, họng của người bệnh sẽ xuất hiện những mảng bám màu trắng gây cảm giác khó nuốt. Ngoài ra, những vết loét cũng có thể xuất hiện trên khu vực này.

– Thở khó, thở rít: Các triệu chứng thở khó này thường đi kèm với triệu chứng đau xương ức khi thở.

– Trong một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể ho ra máu.

Biểu hiện cận lâm sàng của bệnh nấm phổi candida

– Kết quả chụp X-Quang phổi: Các tổn thương ở phổi có dạng đám mờ hoặc nốt mờ hình tròn, chúng tập trung thành rải hoặc đơn độc tại 1 vị trí.

– Kết quả cấy máu: tìm thấy nấm candida.

Hình ảnh nấm phổi candida

Hình ảnh nấm phổi candida

– Kết quả nội soi phế quản: Bề mặt phế quản xuất hiện những tổn thương có màu ghi, chúng trải dài trên lòng phế quản. Đôi khi những tổn thương này còn được biểu hiện là những vết thương hoại tử trên niêm mạc phế quản.

– Kết quả nội soi thực quản: Cho thấy có những tổn thương do nấm Candida gây nên.

– Kết quả kiểm tra dịch phế quản, phế nang: tìm thấy nấm candida.

Nấm candida công phá nội tạng
Nấm candida không chỉ gây ra các triệu chứng ở vùng kín hay ngoài da mà còn gây ảnh hưởng tới thực quản, phổi, dạ dày và đường ruột. Tuy không gây tử vong nhưng bệnh lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiến thức cần thiết về tình trạng nấm candida gây công phá nội tạng.

Nguyên nhân gây bệnh nấm phổi candida

Nhiễm nấm ở phổi do các khuẩn nấm candida sẵn có trong cơ thể gây nên. Chúng thường lợi dụng cơ hội khi cơ thể suy giảm sức đề kháng, khả năng miễn dịch để tấn công và gây bệnh.

Do đó, đối với bệnh nhân nhiễm nấm phổi thì việc khôi phục sức đề kháng và khả năng miễn dịch là điều vô cùng quan trọng.

Bác sĩ giải đáp nguyên nhân gây bệnh nấm phổi candida

Bác sĩ giải đáp nguyên nhân gây bệnh nấm phổi do candida

Ngoài ra, bệnh còn phát sinh do các yếu tố như là khí hậu thay đổi, ô nhiễm môi trường,…

Phương pháp điều trị nấm phổi candida

Tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân cũng như tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cho phù hợp. Thông thường là 2 phương pháp dưới đây:

– Điều trị bằng thuốc: Nấm phổi candida thường được điều trị bằng thuốc amphotericin B. Loại thuốc này được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong điều trị nấm cho các bệnh nhân. Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác như: Voriconazol, intraconazol,…

– Tiến hành phẫu thuật: Đối với các trường hợp bệnh nhân ho ra máu kéo dài hoặc không phù hợp với cách điều trị bằng thuốc thì có thể sẽ được chỉ định tiến hành phẫu thuật.

Khi có những biểu hiện của bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong quá trình điều trị, bạn nên tuyệt đối tuân thủ chỉ định của các bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

>> Tư vấn về bệnh Nấm phổi – BS. Hoàng Văn Huấn (Nguồn youtube – Sức khỏe là vàng)

<Nguồn youtube – Sức khỏe là vàng>

Những lưu ý đối với bệnh nhân nấm phổi candida

Khi không may mắc phải nấm phổi, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

– Có chế độ ăn uống hợp lí, kiêng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Nấm phổi candida

Bạn nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí khi điều trị nấm phổi

– Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi và thường xuyên uống nước lọc.

– Bạn cũng nên luyện tập thể thao, vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Trên đây là một số thông tin về bệnh nấm phổi candida để các bạn có thể tham khảo. Ngoài ra, khi có những biểu hiện của bệnh, bạn nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Chúc các bạn có quá trình điều trị bệnh thật hiệu quả!

>> Xem thêm: Dấu hiệu bạn nhiễm nấm candida trong máu và cách xử lí hiệu quả

Khuyên Đặng (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo