Nấm candida trong ruột: Nguyên nhân và chế độ ăn uống chị em cần biết

Bài nên đọc:

>> Bệnh nấm Candida ở phụ nữ có tự khỏi không?

>> Giải đáp: Bệnh nấm candida có gây vô sinh không?

Biểu hiện của nấm candida trong ruột

Giống với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác, nấm candida ở trong ruột sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong những môi trường thuận lợi như ruột của trẻ nhỏ, người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu hay những người mắc các bệnh như AIDS, ung thư, tiểu đường,…

Nấm candida trong ruột

Hình ảnh nấm candida

Khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh bình thường, nấm candida chịu sự kiểm soát của các vi khuẩn khỏe mạnh trong ruột. Tuy nhiên, khi sự cân bằng này thay đổi thì nấm candida sinh sôi và phát triển, phát tán ra những độc tố trong cơ thể, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.

Khi bị bệnh nấm candida trong ruột, người bệnh gặp một số triệu chứng như:

– Cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

– Thường xuyên cảm thấy đau nhức đầu.

Nấm candida trong ruột

Hệ miễn dịch suy giảm khi bạn mắc bệnh nấm candida trong ruột

– Hệ miễn dịch suy giảm.

– Đi tiểu buốt, mất nước, tiêu chảy, sút cân.

Vì nấm candida trú ngụ sâu bên trong hệ thống tiêu hóa, triệu chứng ít và không đặc thù, do đó bệnh nấm candida ở ruột khó chẩn đoán và dễ bị nhầm lẫn là bệnh tiêu chảy.

>> Cách nhận biết có bị nhiễm nấm candida không?

< Nguồn youtube: Kênh Sức khỏe là vàng>

Nguyên nhân nấm candida trong ruột phát triển

Đa số chúng ta đều có nấm candida ở trong ruột, tuy nhiên chúng không phát triển thành bệnh. Việc giữ một số thói quen không tốt kèm theo các nhân tố dưới đây là nguyên nhân khiến cho nấm candida phát triển một cách nhanh chóng:

– Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Các loại thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt những vi khuẩn tốt trong ruột, tạo điều kiện thuận lợi để các cụm khuẩn candida có cơ hội lan rộng.

– Sử dụng nhiều đường khiến nấm candida trong ruột

Các nhà khoa học cho biết, nấm candida “ăn đường”. Do đó, dùng nhiều đồ ăn ngọt, bánh kẹo, nước có gas,… sẽ làm cho tế bào candida phát triển mạnh mẽ trong ruột.

– Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài

Stress kéo dài làm tăng lượng đường trong máu, đe dọa trực tiếp tới hệ miễn dịch của phụ nữ bằng việc khiến tuyến thượng thận suy yếu.

Chế độ ăn uống cho người bị nấm candida trong ruột

Theo bác sĩ, cách hữu hiệu để đối phó với bệnh nấm candida ở trong ruột là chú ý xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:

– Ăn những thức ăn đã nấu chín kỹ như cháo, kê và các loại ngũ cốc. Đây là những loại thức ăn đơn giản nhưng nhiều chất dinh dưỡng, không đòi hỏi cơ quan tiêu hóa phải làm việc nhiều để tiêu thụ chúng.

– Ăn nhiều loại rau quả có màu lá xanh đậm như cải xoăn, súp lơ,… Những thực phẩm này giúp tăng lượng kiềm trong cơ thể, rất tốt cho người mắc bệnh nấm candida trong ruột.

Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để phòng tránh nấm candida trong ruột

Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để phòng tránh nấm candida trong ruột

– Nên uống nước mơ muối vì nước này có tác dụng kiềm hóa rất hữu ích trong việc trị các bệnh về đường ruột.

Về nguyên tắc, khi rối loạn tiêu hóa, muốn dùng thuốc diệt nấm phải biết chắc chắn đó là do nấm gây ra và loại nấm gì, ngoài ra còn phải dựa vào tình trạng bệnh (nặng hay nhẹ), thể trạng người bệnh như thế nào và phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn thuốc.

Với nấm Candida trong ruột ở thể nhẹ, các bác sĩ có thể cho người bệnh dùng ketoconazol. Đây là thuốc kháng nấm phổ rộng, có tác dụng ức chế enzym alphademethylase ngăn cản sự tổng hợp ergosterol, làm thay đổi lipid của màng tế bào sợi nấm, ức chế sự phát triển của nấm. Sử dụng thuốc ở liều thấp có tác dụng kìm hãm nấm, dùng liều cao có tác dụng diệt nấm.

Thuốc ketoconazol có tác dụng phụ là có thể gây buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nguy hiểm hơn là chảy máu đường tiêu hóa. Hiếm hơn là viêm gan, ứ mất (sắc tố mật tăng) thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi, phụ nữ, người nghiện rượu hoặc bị suy chức năng gan do những nguyên nhân khác. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo nên uống ketoconazol vào lúc ăn để thuốc được hấp thu tốt và cần kiểm tra men gan (SGOT, SGPT), bilirubibin máu và dưới sự giám sát của bác sĩ.

Với nấm candida trong ruột ở thể nặng có thể sử dụng thuốc fluconazol là loại kháng nấm phổ rộng mạnh hơn ketoconazol, thuộc nhóm triazol, có tác dụng diệt nấm ngoại vi hay toàn thân.

Không nên tự ý mua thuốc về chữa bệnh tại nhà mà chỉ nên sử dụng những loại thuốc trên theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

Như vậy, trên đây bài viết đã chia sẻ những thông tin về vấn đề nấm candida trong ruột. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp chị em phòng tránh và khắc phục căn bệnh này hiệu quả.

Xem thêm: Địa chỉ chữa nấm Candida tốt ở Hà Nội chị em đừng bỏ qua

 Minh Nguyệt (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo