Nhận biết dấu hiệu nấm candida ở dạ dày và cách phòng tránh hiệu quả

Bài nên đọc:

>> Vợ nhiễm nấm candida sinh dục có lây sang chồng không?

>> Cảnh báo nguy hiểm: Nấm candida gây công phá nội tạng

Nấm candida có thể trú ngụ trong bất kỳ bộ phận nào của hệ tiêu hóa, trong đó có cả dạ dày. Bệnh nhìn chung không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại rất khó điều trị tận gốc và đem đến nhiều phiền toái cho người bệnh, thời gian chữa bệnh lâu dài, nhiều trường hợp chữa nhưng không khỏi mà tái phát nhiều lần.

Điều kiện phát triển bệnh nấm candida ở dạ dày

Nấm candida có thể sống ở nhiều môi trường khác nhau. Chúng có thể sinh sôi và tạo nên các vết thương trên bề mặt da, trong khoang miệng, bộ phận sinh dục và các đường ống tiêu hóa. Nếu sinh bệnh trong dạ dày thì những nhân tố thuận lợi cho nấm phát triển là:

– Sức đề kháng của cơ thể kém

Khi mắc các bệnh như tiểu đường, HIV, ung thư,… hệ miễn dịch tổn hại nghiêm trọng và sức đề kháng suy giảm nhanh chóng, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn tấn công trong đó có Candida gây nấm dạ dày.

Nấm candida ở dạ dày thường tấn công những người có sức đề kháng kém

Nấm candida dạ dày thường tấn công những người có sức đề kháng kém

– Sinh lý cơ thể yếu kém dễ bị nấm candida ở dạ dày

Nấm candida có khả năng tấn công mạnh hơn khi xâm nhập vào ống tiêu hóa, thực quản hay dạ dày của trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc những người có yếu tố sinh lý, nội tiết tố thất thường, đặc biệt là phụ nữ có bầu.

Ngoài ra những người dùng corticoid kéo dài, nghiện bia rượu, bị suy dinh dưỡng, lạm dụng kháng sinh nhất là các kháng sinh phổ rộng, điều trị hóa chất… cũng dễ mắc bệnh nấm candida dạ dày hơn những người bình thường.

Dấu hiệu nấm candida ở dạ dày

Nấm candida dạ dày thường không bộc phát ngay mà sẽ có thời gian ủ bệnh, với mỗi cơ thể khác nhau thì khoảng thời gian này sẽ kéo dài hoặc ngắn khác nhau. Bệnh nấm candida dạ dày có những dấu hiệu sau:

– Đau bụng vùng dạ dày, đặc biệt là sau khi ăn no.

Đau dạ dày, trướng bụng là những dấu hiệu bệnh nấm candida ở dạ dày

Đau dạ dày, trướng bụng là những dấu hiệu bệnh nấm candida ở dạ dày

– Ăn không tiêu, bị trướng bụng, đầy hơi rất khó chịu.

– Buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi trong người. Người bệnh còn có thể bị tiêu chảy, mất nước, sút cân, cơ thể gầy gò, ốm yếu.

– Gây viêm đau dạ dày. Từ viêm dạ dày dẫn đến hình thành nhiều ổ loét trên thành dạ dày, tá tràng.

– Trường hợp nấm candida dạ dày nặng còn có thể gây thủng dạ dày, chảy máu dạ dày nghiêm trọng.

Khi bị bệnh nấm candida ở dạ dày mà không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe. Vì vậy khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào như trên bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện xác định nguyên nhân và kịp thời xử lý nếu có.

Biện pháp phòng tránh bệnh nấm candida dạ dày

– Chú trọng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, con đường ăn uống chính là con đường thuận tiện và nhanh chóng nhất để nấm candida xâm nhập vào dạ dày và gây bệnh.

– Hạn chế đường, chất béo, ăn thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, sữa chua… mỗi ngày cho cơ thể sẽ giúp bạn phòng được bệnh nấm candida dạ dày.

Khi bị nấm candida ở dạ dày nên hạn chế đồ ngọt, nhiều dầu mỡ

Khi bị nấm candida ở dạ dày nên hạn chế đồ ngọt, nhiều dầu mỡ

– Nếu có người thân mắc bệnh này cần có các biện pháp phòng tránh lây nhiễm phù hợp. Nấm candida có thể lây qua đường tình dục, di truyền từ mẹ sang con và chúng cũng theo đường phân ra ngoài.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề nấm candida ở dạ dày. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích, giúp chị em sớm nhận biết và có các xử lý phù hợp khi mắc bệnh. Chúc chị em mau khỏe!

Xem thêm: Phụ nữ bị nấm candida sinh dục có gây vô sinh không?

 Minh Nguyệt (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo