Thắc mắc: Bệnh nấm Candida hậu môn có nguy hiểm không?

Bài nên đọc:

>> Nấm candida ở móng tay có nguy hiểm không?

>> Nấm candida spp là gì? Mức độ nguy hiểm như thế nào?

Xin chào chuyên gia phụ khoa

Em năm nay 20 tuổi, dạo gần đây em luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vùng hậu môn và em luôn trong tình trạng “không gãi không chịu nổi”. Khi em lấy tay gãi thì vết ngứa sần sùi và lan rộng hơn.

Thậm chí, đỉnh điểm là mấy ngày hôm nay, em cảm thấy xung quanh còn đau rát. Em đã gọi điện xin tư vấn, và được bác sỹ chẩn đoán là rất có thể đang mắc bệnh nấm Candida hậu môn. Vậy, chuyên gia phụ khoa làm ơn cho em hỏi bệnh nấm ở hậu môn xuất phát từ nguyên nhân gì, có nguy hiểm không? Em rất mong chuyên gia sẽ hỗ trợ giải đáp. Xin cảm ơn! (Bạn Thúy Hằng, Hà Nam).

Nấm Candida hậu môn khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu

Nấm Candida hậu môn khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu 

Chuyên gia phụ khoa trả lời:

Xin chào bạn Thúy Hằng!

Đầu tiên, chuyên gia cảm ơn bạn vì sự tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên mục Hỏi – đáp. Băn khoăn của bạn cũng chính là vấn đề thắc mắc chung của rất nhiều người trưởng thành, bởi nhiều người thường tưởng tình trạng ngứa ngáy hậu môn chỉ gặp ở trẻ nhỏ do trẻ hay lê la, nghịch bẩn,…

Vậy nguyên nhân gây bệnh nấm Candida ở hậu môn là gì và căn bệnh này liệu có nguy hiểm hoặc gây ảnh hưởng gì đến các bộ phận khác trong cơ thể hay không? Dưới đây, chuyên gia sẽ giúp bạn Thúy Hằng trả lời câu hỏi.

Nguyên nhân nhiễm nấm Candida hậu môn

Do vấn đề vệ sinh cá nhân kém

Việc bạn rửa vùng hậu môn hàng ngày có thể là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nấm Candida ở hậu môn. Vì có thể bạn đã tự tạo môi trường thuận lợi để nấm Candida tại hậu môn phát triển khi sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng hoặc chà xát hậu môn quá mạnh với xà phòng, thậm chí là sử dụng quần lót quá ẩm ướt.

Sử dụng giấy vệ sinh sai cách khiến Nấm Candida hậu môn phát triển

Sử dụng giấy vệ sinh sai cách khiến Nấm Candida ở hậu môn phát triển

Bị nấm candida hậu môn do ăn uống không hợp lý

Theo nghiên cứu cho biết, việc bạn thấy ngứa hậu môn cũng có thể là kết quả của việc ăn nhiều đồ ngọt, bánh kẹo, đồ ăn nhiều chất béo… Bởi nấm Candida sinh sôi và phát triển mạnh nhất trong môi trường chứa nhiều chất đường. Những thực phẩm này tạo điều kiện cho nấm candida phát triển trong cơ thể gây ngứa ngáy vùng hậu môn.

Bị nấm Candida kiêng ăn gì?
Bị nấm candida kiêng ăn gì là băn khoăn của không ít chị em phụ nữ vì đồ ăn có ảnh hưởng lớn đến diễn tiến của bệnh. Chính vì vậy bài viết sau đây sẽ liệt kê 5 nhóm thực phẩm chị em nhất định phải tránh nếu đang mắc bệnh này.

Do bị lây nhiễm

Bệnh nấm Candida ở hậu môn có thể bị lây nhiễm qua con đường như quan hệ tình dục, hoặc do sử dụng chung quần áo, khăn tắm với người bị bệnh.

Triệu chứng của bệnh nấm Candida hậu môn

Theo như những gì bạn chia sẻ thì đến 90% dấu hiệu bệnh bạn đang mắc phải là do nhiễm nấm Candida tại hậu môn rồi nhé. Bởi những triệu chứng bạn nêu ra đều là những dấu hiện đầu tiên của bệnh.

Chúng tôi xin đưa ra một số triệu chứng khi mắc bệnh để bạn có thể dựa vào đó kiểm tra, đánh giá tình trạng bệnh lý của mình nhé.

+ Bệnh ở thể nhẹ có cảm giác nong nóng, hơi khó chịu ở hậu môn.

+ Bệnh nặng hơn gia tăng cảm giác rát bỏng, ngứa ngáy.

+ Khi bệnh ở thể nặng, người bệnh lúc nào cũng thấy ngứa ngáy, khó chịu, mất ăn mất ngủ (nhu cầu gãi hậu môn thường trực) vì không gãi không thể chịu đựng nổi.

Phương pháp điều trị nấm Candida hậu môn

Candida được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng nấm. Cụ thể dùng loại thuốc nào sẽ phụ thuộc vào vị trí nhiễm nấm của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đối với trường hợp của bạn Thúy Hằng, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc sau đây: thuốc bôi như nystatin, miconazole, clotrimazole, naftifine, và ketoconazole,…

Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng có thể bị thay đổi để phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của bạn.

Cần làm gì để tránh những hiểm họa từ bệnh nấm Candida hậu môn?

+ Khi đi vệ sinh, bạn nên dùng giấy lau từ trước ra sau, không nên dùng 1 tờ giấy lau nhiều lần nhằm tránh mang các vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo.

+ Tránh thụt rửa âm đạo nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì việc này sẽ có thể làm mất cân bằng môi trường âm đạo, mất cân bằng độ pH của âm đạo, gây nên tình trạng viêm nhiễm kéo dài.

+ Cố gắng mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, nhất là quần áo lót. Bạn không nên mặc quần áo quá dày, quá chật hay ẩm ướt, vì việc này sẽ khiến bệnh nấm Candida hậu môn kéo dài và nguy hiểm hơn.

Phơi quần lót dưới nắng giúp hạn chế nấm candida hậu môn

Phơi quần lót dưới nắng giúp hạn chế nấm candida hậu môn

+ Thay quần lót thường xuyên, quần lót cần giặt phơi ngoài nắng và ủi cả mặt trong – ngoài trước khi mặc. Bạn nên sử dụng đồ lót làm từ chất vải cotton, nhằm giữ cho môi trường vùng kín được khô, thoáng, tránh ẩm ướt.

+ Trong thời gian nhiễm bệnh nấm Candida ở hậu môn, bạn nên tránh quan hệ tình dục, nếu có thì cần sử dụng bao cao su để tránh lây bệnh sang cho bạn đời.

Với những thông tin chuyên gia phụ khoa cung cấp như ở trên, chắc hẳn bạn Thúy Hằng và các bạn khác đã hiểu được nguyên nhân gây bệnh nấm Candida hậu môn và cách phòng tránh tốt nhất khi mắc phải. Chuyên gia khuyên các bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng tốt, uy tín để thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời ngay khi phát hiện các triêụ chứng bất thường như đã nêu ở trên.

Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị nấm candida ở phụ nữ

Phạm Uyên (Tổng hợp)

Bình luận

  1. Trần thị phương thanh says: Trả lời

     cho mk hỏi vs, mk thấy hiện tượng là mk bị lang trắng quanh hậu môn và có ngứa ngáy. Vậy cho mk hỏi đây có fải bị bệnh nấm Ko ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo