Mắc nang naboth tử cung có nên mang thai không?

Nang naboth tử cung là gì?

Nang naboth tử cung là những khối u nhỏ có hình dạng giống như những chiếc bọc hoặc túi phát triển ở cổ tử cung phụ nữ. Đây là một trong những loại khối u thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 3,3% trong các loại bệnh phụ khoa.

Bị mắc bệnh nang naboth cổ tử cung, có nên có thai?

Bị mắc bệnh nang naboth cổ tử cung, có nên có thai?

Đối tượng dễ mắc nang naboth tử cung là nhóm phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở. Đa số u nang cổ tử cung có kích thước nhỏ, xuất hiện đơn lẻ hoặc hội tụ thành một đám ở cổ tử cung. Bệnh chủ yếu được phát hiện khi khám phụ khoa hoặc khám sức khỏe định kỳ.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì nang naboth tử cung sẽ có nguy cơ phát triển thành ung thư tử cung gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tính mạng của phụ nữ.

>>> Bài chi tiết: Tổng quan về bệnh nang naboth tử cung

Mắc nang naboth tử cung có nên mang thai không?

Theo các chuyên gia phụ khoa, khi bị nang naboth tử cung nhiều phụ nữ vẫn có thể mang thai như bình thường. Tuy nhiên, cũng có trường hợp rơi vào tình trạng hiếm muộn và khó có con. Nguyên nhân là do khối u chèn ép cổ tử cung khiến cơ quan này bị biến dạng và thay đổi kích thước từ đó ngăn cản tinh trùng đi vào gặp trứng.

Nếu người nào mắc u nang naboth đã lâu và khối nang đã phát triển lớn nhưng vẫn có thể mang thai thì đây được xem là điều rất may mắn. Tuy nhiên, các bệnh phụ khoa nói chung và nang naboth tử cung nói riêng khi chưa được điều trị triệt để, việc có thai sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, chị em cần hết sức thận trọng.

>>> Xem thêm: Những nguy cơ nếu bị nang naboth khi mang thai

Theo đó, mang thai khi mắc bệnh nang naboth tử cung có thể dẫn đến tình trạng khó giữ thai, sảy thai sớm hoặc thai chết lưu. Khi khối u chèn ép cổ tử cung quá mức sẽ khiến thai phụ sinh non. Bên cạnh đó, có u nang mà mang thai thì thường sẽ phải sinh mổ bởi nhiều trường hợp ngôi thai có sự phát triển bất thường gây nên hiện tượng sinh khó.

Trường hợp em bé được sinh thường qua đường âm đạo có thể sẽ bị mắc một số căn bệnh bẩm sinh về mắt, đường hô hấp, da do bị nhiễm vi khuẩn từ trong cơ thể người mẹ. Trẻ lớn lên thường nhẹ cân và có hệ miễn dịch kém.

Đồng thời, thai phụ cũng rất dễ bị nhau tiền đạo, nhau cài răng lược. Ngoài ra, sau khi sinh phụ nữ còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng nhiễm trùng, khó cầm máu.

Với những nguy hại khó lường của nang naboth cổ tử cung đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ phụ khoa khuyên chị em không nên có con vội nếu phát hiện mình mắc bệnh nang nboth. Trước hết, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, hãy tiến hành thăm khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh sau đó điều trị theo liệu trình của bác sĩ.

Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản của chị em mà còn đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi sau này. Đừng vì một chút lơ là hay chủ quan mà đánh mất đi thiên chức làm mẹ thiêng liêng của người phụ nữ.

 Phạm Thảo (tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo