Nguy hiểm của nấm candida miệng khi niềng răng và cách phòng tránh

Nấm candida miệng là bệnh lý gì?

Đây là tổn thương ở niêm mạc miệng do các loại nấm candida gây nên. Bệnh nấm candida miệng thường xuất hiện tại vùng răng miệng, trên lưỡi hoặc má bên trong, làm cho người bệnh đau, có thể chảy máu, lây lan sang vòm miệng, nướu răng, amiđan hoặc sau cổ họng.

Bệnh xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm vì bệnh tật hoặc do sử dụng các loại thuốc như prednisone, kháng sinh làm nhiễu loạn sự cân bằng tự nhiên của các vi khuẩn ở trong miệng.

Các người có nguy cơ nhiễm nấm candida miệng là:

– Những người suy giảm hệ miễn dịch.

– Người đeo răng giả, niềng răng.

Nhiều người không ngại niềng răng để có một hàm răng đều đẹp

– Người mắc bệnh đái tháo đường hay bệnh thiếu máu, dùng thuốc kháng sinh, corticosteroid, hóa trị liệu hoặc xạ trị ung thư, bị khô miệng, hút thuốc lá,…

Triệu chứng nấm candida miệng

Ban đầu bệnh nhân nấm candida miệng thường không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ tới khi phát bệnh, các triệu chứng xảy ra đột ngột bao gồm:

– Tổn thương kem trắng (nhìn giống như phomat) xuất hiện trên bề mặt lưỡi, má bên trong, trên vòm miệng, lợi và amiđan.

– Có cảm giác đau và bị chảy máu nếu tổn thương bị cọ xát bởi thức ăn.

– Ở góc miệng xuất hiện vết nứt. Đối với niềng răng sẽ thấy những vết loét nhỏ màu trắng ở vị trí tiếp xúc với cái niềng răng.

– Mất vị giác.

Nên chú ý tới các triệu chứng của nấm candida miệng

– Nếu bệnh nấm candida nặng, tổn thương có thể lan xuống thực quản (nấm Candida thực quản). Khi đó bệnh nhân bị khó nuốt hoặc cảm thấy như là thức ăn đang mắc kẹt trong cổ họng.

Có thể chẩn đoán nấm candida miệng bằng cách nhìn vào các tổn thương hoặc soi bệnh phẩm dưới kính hiển vi phát hiện được sợi nấm. Nếu nấm có trong thực quản, ngoáy phía sau cổ họng nuôi cấy thấy nấm.

Những biến chứng nguy hiểm của nấm candida miệng

Bệnh nấm candida miệng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như:

– Nhiễm nấm candida lan xuống ruột, gây rối loạn quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.

–  Nấm candida có thể lan truyền đến các bộ phận khác của cơ thể nếu bệnh nhân bị bệnh ung thư hoặc suy giảm khả năng miễn dịch.

Cách ngăn ngừa nấm candida miệng trong khi niềng răng

Nấm candida miệng gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh, vì thế cần chú ý phòng tránh mắc bệnh này bằng những cách sau:

– Quan tâm tới vấn đề vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đồng thời người niềng răng nên sử dụng chỉ nha khoa sau khi đánh răng để loại bỏ cặn thức ăn ở khe giữa 2 răng.

Nên dùng chỉ nha khoa sau khi đánh răng

– Những người đang niềng răng nên hạn chế sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn vì điều này có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn trong miệng họng, tạo điều kiện cho nấm candida sinh sôi nảy nở. Nên súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày.

– Nếu đang sử dụng thuốc corticosteroid thì sau khi uống thuốc cần súc miệng bằng nước sạch hoặc đánh răng sạch sẽ.

– Sau khi uống thuốc kháng sinh nên ăn nhiều sữa chua vì  sữa chua có tác dụng lập lại cân bằng vi khuẩn có lợi trong miệng, kìm hãm sự phát triển của nấm candida miệng.

Trong quá trình niềng răng mà phát hiện những dấu hiệu của bệnh nấm candida miệng thì nên đến bệnh viện chuyên khoa khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm : Tổng quan về bệnh Nấm candida và cách điều trị

 Minh Nguyệt (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo