Viêm phần phụ ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm phần phụ ở trẻ em cũng giống như ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, triệu chứng điển hình và xuất hiện sớm nhất là ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ viêm nhiễm mà lượng khí hư và màu sắc có sự khác biệt ở từng đối tượng. Tuy nhiên, những nguy hại của bệnh gây ra là không thể coi thường.
Viêm phần phụ khiến các bé gái luôn khó chịu
Một số nguyên nhân gây viêm phần phụ ở trẻ em
1. Do cấu tạo sinh lý
Ở trẻ em, do hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều, thiếu các rào chắn sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng như: chưa có lông mu, hai môi lớn, hai môi nhỏ chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, trực tràng nằm gần với âm đạo làm cho phân dễ lây nhiễm vào âm đạo. Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển.
2. Lạm dụng dung dịch vệ sinh, chất tẩy rửa
Bé gái mắc viêm phụ khoa đôi khi xuất phát từ nguyên nhân lạm dụng các chất tẩy rửa vùng kín, dị ứng với một số hóa chất trong các loại xà bông tắm, nước hoa, các chất tạo bọt, hương thơm của sữa tắm hoặc do mặc quần quá chật, ẩm ướt hay vệ sinh kém khi đi vệ sinh. Theo thống kê, có tới 80% trẻ em mắc bệnh viêm phụ khoa từ nguyên nhân nêu trên.
Cần tìm ra nguyên nhân gây viêm phần phụ ở trẻ để có cách điều trị tốt nhất
3. Do viêm da dị ứng
Nếu như bạn phát hiện ở vùng kín của bé gái xuất hiện những ban đỏ, sẩn cục, nốt phỏng kèm triệu chứng ngứa dai dẳng, hoặc xuất hiện một số điểm tróc trên bề mặt âm hộ thì rất có thể bé đã mắc viêm phụ khoa do viêm da dị ứng.
4. Do bệnh vẩy nến
Bệnh này thường đi kèm với những thay đổi ở các bộ phận khác của cơ thể với những tổn thương dày, dính, màu bạc xung quanh tam giác mu.
6. Dính môi nhỏ
Dính môi nhỏ gặp ở các bé gái từ khoảng dưới 6 tuổi, do thiếu estrogen trong giai đoạn trước tuổi dậy thì, thường biểu hiện ở dạng viêm vùng da môi nhỏ. Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở khoảng 20-40% bệnh nhân dính môi nhỏ và cần điều trị. Ở tuổi dậy thì, độ pH thay đổi, do đó làm mất xu hướng dính các môi nhỏ.
7. Các dị vật âm đạo
Dị vật âm đạo gây chảy máu âm đạo ở bé gái. Hội chứng tiết dịch âm đạo và chảy máu âm đạo có thể chỉ ra sự hiện diện của một dị vật. Việc chẩn đoán có thể cần đến X-quang hoặc siêu âm bụng. Các dị vật phổ biến nhất trong âm đạo là giấy vệ sinh.
Trên đây là các nguyên nhân khiến trẻ em bị viêm phần phụ. Khi có những dấu hiệu bất thường, các mẹ nên nhanh chóng đưa các bé đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Điều trị viêm phần phụ cho trẻ em như thế nào?
Cách điều trị tốt nhất là xác định và loại trừ các tác nhân gây kích ứng. Có thể làm giảm các triệu ứng của viêm phần phụ với kem bôi chứa oxide kẽm.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, các mẹ nên lưu ý một số yếu tố kết hợp để việc điều trị cho các bé nhanh chóng hiệu quả.
– Tránh các loại xà bông, sữa tắm có chất tạo bọt, mùi, nên sử dụng xà bông tắm có độ pH trung bình.Tắm xong, nên lau khô âm hộ bằng khăn lông mềm, không nên chà mạnh.
Luôn giữ gìn vệ sinh cho các bé, nhất là vùng kín
– Tránh mặc quần lót chật hay ẩm ướt, nên chọn quần lót bằng vải cotton trắng thông thoáng và dễ rút mồ hôi cho bé.
– Màu trong quần áo và giấy vệ sinh có thể là tác nhân gây kích ứng và màu trắng giúp dễ nhìn thấy khí hư đổi màu nếu có sự viêm nhiễm.
– Quan trọng nhất là cha mẹ và cô giáo cần hướng dẫn trẻ biết cách giữ vệ sinh sau mỗi lần đi tiêu tiểu, lưu ý nên rửa, lau chùi từ trước ra sau để ngăn phân lây nhiễm vào âm đạo.
– Tốt nhất là nên vệ sinh bằng xà bông và nước sạch sau mỗi lần đi tiêu để phòng viêm phần phụ tốt nhất.
Xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc điều trị viêm phần phụ ở bé gái. Chúc các bé luôn mạnh khỏe!
Thu Hà (T/h)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!