Tại sao trẻ em dễ bị nấm candida albicans ở niêm mạc miệng?
Tại sao trẻ dễ bị nhiễm nấm candida albicans ở niêm mạc miệng
Bệnh nấm miệng được gây ra bởi một chủng nấm men có tên là Candida albicans sống ở trên da và bên trong miệng của hầu như tất cả mọi người.
Bình thường chúng sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng lại đặc biệt dễ gây nhiễm trùng ở các đối tượng có hệ miễn dịch yếu. Và do trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện, do vậy đây là nhóm đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất.
Nấm miệng candida ở trẻ em
Theo nghiên cứu, nấm miệng candida ở trẻ em là một căn bệnh khá phổ biến, bởi cứ 20 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ mắc bệnh. Thông thường, bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh khoảng 4 tuần tuổi, trẻ lớn hơn cũng có thể mắc.
Đặc biệt, đối với những trẻ sinh non (trước 37 tuần) thì nguy cơ mắc nhiễm nấm candida albicans ở niêm mạc miệng lại càng cao.
Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng candida ở trẻ em
Hầu hết mọi người (bao gồm cả trẻ sơ sinh) đều có nấm Candida albicans trong miệng và đường tiêu hóa. Thông thường, khi hệ miễn dịch của chúng ta khỏe mạnh thì một số loại vi khuẩn tốt sẽ kiểm soát loại nấm này trong cơ thể.
Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, thì các loại vi khuẩn tốt kiềm chế loại nấm này sẽ bị tiêu diệt. Khi đó, nấm Candida albicans trong đường tiêu hóa có thể tăng lên và dẫn đến nhiễm trùng miệng.
Bệnh nấm miệng Candida ở trẻ em là do không vệ sinh sạch sẽ khoang miệng sau bú hoặc ăn.
Đối với nhiễm nấm candida albicans ở niêm mạc miệng ở trẻ em thì nguyên nhân chính là do trẻ không được vệ sinh răng miệng tốt sau khi bú hoặc ăn xong.
Chẳng hạn như, trẻ không sử dụng nước tráng miệng, cặn sữa ứ đọng trong miệng lâu ngày sẽ lên men, tạo thành môi trường a-xít thuận lợi cho nấm Candida phát triển, sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh.
Những triệu chứng cho biết trẻ nhiễm nấm candida albicans ở niêm mạc miệng
Để có thể phòng tránh tốt nhất căn bệnh nấm miệng candida ở trẻ em thì bạn cần hiểu rõ những dấu hiệu đầu tiên báo hiệu căn bệnh này sắp đến.
Với bệnh nhiễm nấm candida albicans ở niêm mạc miệng, triệu chứng đầu tiên là việc xuất hiện những chấm trắng nhỏ ở phía trên đầu lưỡi. Sau đó, đốm trắng này sẽ lan rộng thành mảng trắng sữa, giống màu trắng ngọc trai, mịn trên mặt lưỡi, hoặc có thể xuất hiện một mảng ban màu hồng, đỏ, bóng.
Thậm chí có thể xuất hiện trên đó các mảng tưa có bề mặt không đều, màu trắng hoặc hơi vàng, lan dần ra khắp trên bề mặt và xung quanh lưỡi, ở mặt trong hai má, lợi, amydal. Những mảng tưa này bám khá chặt vào niêm mạc gây vướng víu và đau, rát, rất khó chịu.
Bên cạnh đó, việc nhiễm nấm Candida trong miệng này có thể gây tổn thương xuống thực quản (viêm thực quản do Candida), gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, nhai cũng đau, cảm giác như thức ăn bị mắc lại ở cổ hoặc ở ngực và gây sốt.
Do đó, bạn nên chú ý những dấu hiệu lạ trong miệng bé hoặc theo dõi tình trạng ăn uống thường ngày của bé. Nếu cảm thấy có bất thường, bạn nên đưa bé đi kiểm tra để nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời bệnh.
>> Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị nấm candida ở phụ nữ
Phương pháp điều trị nhiễm nấm candida albicans ở niêm mạc miệng
Để biết được các phương pháp điều trị bệnh nấm miệng Candida ở trẻ em thì bạn cần biết chắc chắn rằng bé đang bị nấm lưỡi. Bởi cũng có những bé đã tự khỏi bệnh sau 1-2 tuần mà không cần bất kỳ sự điều trị nào.
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh cũng như độ tuổi của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra những đơn thuốc, cách chữa trị khác nhau. Thông thường, ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng nấm cho bé bôi hàng ngày.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể gợi ý bổ sung thêm sữa chua vào khẩu phần ăn của trẻ. Bởi các vi khuẩn và men có lợi trong sữa chua có thể giúp “tiêu diệt” nấm Candida albicans trong khoang miệng của bé.
Bên cạnh đó, khi thấy bé có tình trạng lạ, các mẹ có thể dùng nước muối thông thường hoặc nước muối sinh lý để súc miệng hằng ngày cho bé.
Các mẹ nên chú ý dùng nước muối sinh lý mẹ nên dùng một miếng gạc mềm tẩm dung dịch rồi lau miệng và đầu lưỡi cho bé nhằm đảm bảo vệ sinh trước khi thực hiện.điều trị bệnh nhiễm nấm candida albicans ở niêm mạc miệng.
Phạm Uyên (Tổng hợp)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!