Nấm candida ở trẻ em và những điều phụ huynh cần biết

Bài nên đọc:

>> Nấm candida ở chân, đừng chủ quan kẻo rồi hối hận

>> Dấu hiệu nấm candida ở dạ dày và cách xử lý hiệu quả

Biểu hiện của bệnh nấm candida ở trẻ em

Nấm candida là bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Nấm có thể mọc ở rất nhiều nơi từ trong miệng cho đến da bên ngoài của các em bé.

– Đối với nấm Candida ở miệng:

Ban đầu nấm xuất hiện dưới dạng 1 hay nhiều chấm trắng ngà nổi lên và ửng đỏ. Ở vị trí mô mềm trong khoang miệng vùng má nấm sẽ mọc nhanh hơn và đôi khi có thể mọc ở nướu răng, vòm họng hay lưỡi. Nấm Candida cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng tưa lưỡi ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bé.

Nấm Candida ở trẻ em có thể mọc ở rất nhiều nơi

Nấm Candida ở trẻ em có thể mọc ở rất nhiều nơi

– Đối với vị trí ở ngoài da:

Nấm Candida không mọc ở các vị trí da bình thường mà hay mọc ở các vùng da đã bị tổn thương như vùng bị dị ứng eczema.

Loại nấm này thường mọc sâu ở những nơi da xếp lại như ở bẹn hoặc xung quanh mông rồi lan nhanh ra vùng đùi. Vùng da bị nhiễm nấm trở nên đỏ ửng và chung quanh rìa có thể đóng vảy khô với những đốm đỏ nhỏ lan truyền ra khỏi những nơi da bị xếp lại.

Nguyên nhân gây bệnh nấm candida ở trẻ em

– Trẻ không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lượng thức ăn còn đọng lại trong miệng như sữa sẽ dễ gây ra tình trạng nhiễm nấm.

– Nước ngọt và đường đọng lại trong miệng cũng có thể gây ra tình trạng nhiễm nấm candida trong miệng.

– Nấm cadida phát triển rất mạnh ở môi tường ấm và ẩm, vì vậy các trẻ thường xuyên mặc tã, không được thông thoáng, thay tã thường xuyên, hoặc ít được cho tắm, lau rửa thường xuyên là những đối tượng dễ mắc nấm candida ở trẻ em nhất.

Nấm candida ở trẻ em xuất phát từ vấn đề vệ sinh hàng ngày cho bé

Nấm candida ở trẻ em xuất phát từ vấn đề vệ sinh hàng ngày cho bé

Cách điều trị bệnh nấm candida trẻ em

+ Nếu nấm mọc trong miệng thì có thể dùng loại thuốc chống nấm bằng gel hay thuốc giọt.

+ Có nhiều loại thuốc chống nấm candida ở trẻ em dùng cho vùng mang tã và thuốc dạng gel để bôi ngoài da.

+ Điều trị nấm candida ở da có thể dùng cả kem thoa có chất cortisone và kem chống nấm candida theo toa bác sĩ.

+ Chú ý trong trường hợp những vùng da nhăn bị viêm rồi bị nấm xâm nhập mà chỉ dùng kem cortisone và không dùng kem chống nấm candida thì không hẳn mang lại hiệu quả và có thể khiến cho tình trạng nấm phát sinh, lây lan mạnh hơn có thể khiến nấm candida lan tràn mạnh hơn.

Một số chú ý khi điều trị bệnh nấm candida ở trẻ em

– Nên rơ miệng cho bé sau khi ăn khoảng 2 giờ để thức ăn xuống hết tá tràng, tránh gây nôn, đồng thời để tăng thời gian bé tiếp xúc với thuốc.

– Tuyệt đối không cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì có thể làm trẻ chảy máu dẫn đến nhiễm trùng lưỡi, khiến bệnh lan rộng và nặng hơn.

– Khi sử dụng thuốc rơ miệng, tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé.

Lưu ý khi điều trị bệnh nấm candida ở trẻ em

Điều trị bệnh cho trẻ cần phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ

Phòng bệnh nấm candida ở trẻ em

Dân gian có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, mẹ nên phòng bệnh cho trẻ từ việc nhỏ nhất:

+ Vệ sinh môi trường vui chơi, chọn đồ chơi trẻ em cho bé thật tốt và không quên vệ sinh chúng để loại bỏ các mầm bệnh.

+ Mặc cho con những loại quần áo thoáng mát, không nên đẻ trẻ mặc tã/ bỉm quá nhiều và quá lâu. Cần kiểm tra kỹ những biểu hiện bất thường ở các vùng da, đặc biệt là vùng da mặc tã/ bỉm để tránh cho trẻ bị viêm da hay nổi sảy ở nơi bịt tã/bỉm.

+ Dùng thuốc không đúng như thuốc trụ sinh, nấm candida ở trẻ em có thể mọc tràn lan thêm. Do đó, cần ngưng dùng thuốc trụ sinh càng sớm càng tốt để không làm nấm candida nổi lên trong miệng.

+ Lau thật khô các vùng da sau khi lau rửa, tắm cho bé trước khi mặc đồ để hạn chế môi trường ẩm ướt của nấm.

+ Cho trẻ uống nước lọc để làm sạch miệng và lưỡi sau khi bú và sau khi ăn bột.

+ Đôi khi cho trẻ dùng ít dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng.

+ Riêng trẻ sơ sinh, mẹ cần dùng gạc mềm và sạch, thấm miếng nước muối sinh lý để lau lưỡi cho trẻ. Còn với trẻ lớn hơn một chút thì lúc đầu mẹ có thể vệ sinh miệng giúp trẻ, nhưng sau đó mẹ hãy dạy trẻ cách tự vệ sinh và súc miệng.

Nấm candida ở trẻ sơ sinh
Nấm candida ở trẻ sơ sinh là bệnh rất dễ xảy ra mà rất nhiều mẹ bỉm không hề biết. Bệnh này khó điều trị và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để chủ động phòng và chữa bệnh đúng cách cho con yêu.

Đặc biệt là mẹ phải hạn chế không cho con ăn vặt, ăn bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối để không tạo môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi.

Trên đây là những kiến thức phòng và điều trị bệnh nấm candida ở trẻ em, hi vọng sau khi đọc xong, các mẹ sẽ có cách chăm sóc cho bé tốt nhất.

>> Xem thêm: Chữa nấm candida ở đâu uy tín tại Hà Nội?

Thúy Hằng (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo