Nấm Candida mắt và những điều cần biết

Candida là tên gọi của một loại nấm gậy bệnh khá phổ biến trên cơ thể người. Cũng tùy thuộc vào vị trí nhiễm nấm trên cơ thể mà chúng gây ra những căn bệnh với những biểu hiện khác nhau. Chúng có thể xuất hiện trên da, âm đạo phụ nữ,… thậm chí là mắt. Do đó, nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng nấm candida mắt và còn khá nhiều băn khoăn, cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nấm mắt là gì?

Bệnh nấm mắt còn được gọi với cái tên nhiễm nấm mắt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó chủ yếu nhất vẫn là vi rút, vi khuẩn, amip và nấm. Tuy nhiễm trùng mắt do nấm là tình trạng không mấy phổ biến nhưng có thể để lại hậu quả khá nghiêm trọng nếu như bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mặt khác, nhiễm nấm cũng có thể khiến cho các bộ phận khác của mắt bị ảnh hưởng rất nhiều.

Nấm mắt là gì?

Nấm mắt bao gồm 2 dạng chính:

– Viêm giác mạc: lớp phía trước của mắt (giác mạc) gặp phải tình trạng nhiễm trùng.

– Viêm nội nhãn: vùng bên trong mắt (thủy tinh thể hoặc thủy dịch hoặc cả 2 bộ phận này) bị nhiễm trùng. Viêm nội nhãn lại được phân chia thành nội sinh và ngoại sinh. Đối với viêm nội nhãn nấm ngoại sinh được phát sinh sau khi các bào tử nấm xâm nhập vào mắt từ nguồn bên ngoài. Trái lại, viêm nội nhãn nội sinh lại phát sinh khi một bệnh nhiễm trùng máu (nấm candida là một ví dụ điển hình), phát triển và lây lan tới 1 hoặc cả 2 mắt của bệnh nhân.

2. Triệu chứng của bệnh nấm candida mắt là gì?

Đối với các bệnh nhân nhiễm nấm mắt, bệnh có thể được biểu hiện thông qua các triệu chứng ở các vị trí khác nhau chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần nấm xâm nhập vào mắt. Cũng giống như các triệu chứng nhiễm trùng khác, các triệu chứng của bệnh nấm candida mắt được biểu hiện như sau:

– Mắt đỏ, chảy nước, chảy dịch mắt nhiều.

– Mắt nhạy cảm với ánh sáng.

Mắt đỏ là một trong những triệu chứng của nấm candida mắt

– Người bệnh gặp phải tình trạng đau mắt, mắt bị mờ, khó nhận biết cảnh vật, đồ đạc xung quanh.

>> Xem thêm: Nấm Candida: Tổng quan về bệnh và cách điều trị

3. Đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm cadida mắt

Nấm candida mắt có thể gặp phải ở mọi người, mọi lứa tuổi. Song, phổ biến nhất là ở những người trên 50 tuổi.

Bệnh cũng có thể kiểm soát nếu như nắm được những yểu tố cơ bản nhất. Do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng và hãy tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn đầy đủ, chi tiết nhất.

4. Nhiễm nấm candida mắt phải làm sao?

Khi không may gặp phải tình trạng bệnh này, bạn cần làm một số việc sau đây:

– Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng bệnh biến chuyển xấu hơn, giảm thiểu những ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bác sĩ tư vấn về phương pháp điều trị nấm candida mắt

– Nên chú ý giữ gìn vệ sinh, không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt để bệnh tránh lây lan. Ngoài ra, cũng nên chú ý giữ khăn mặt luôn khô, tốt nhất là phơi ra nắng để tiêu diệt vi khuẩn.

– Tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh để có kết quả tốt nhất.

Khi đến thăm khám tại các phòng khám chuyên khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch mắt để xét nghiệm hoặc nuôi cấy mô. Từ đó đưa ra kết luận chính xác về bệnh, do đó bạn cũng không cần lo lắng quá.

5. Phương pháp điều trị nấm candida mắt

Cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cho phù hợp. Thông thường, các phương pháp được áp dụng đó là:

– Sử dụng thuốc nhỏ mắt chống nấm

– Điều trị bằng thuốc chống nấm ở dạng viên hoặc thông qua hình thức tiêm thuốc vào tĩnh mạch.

– Tiêm thuốc trực tiếp vào mắt người bệnh.

Điều trị nấm candida bằng phương pháp phẫu thuật mắt

– Tiến hành làm phẫu thuật mắt cho bệnh nhân.

6. Một số lưu ý

– Bạn nên sử dụng kính bảo vệ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm candida mắt khi làm việc trong môi trường có nguy cơ gây chấn thương mắt.

– Chú ý giữ vệ sinh khi đeo kính áp tròng.

– Khi có bất kì dấu hiệu nào của bệnh nên đến gặp các bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Tuy là bệnh không phổ biến nhưng nấm candida mắt lại đem đến những hậu quả nghiêm trọng nếu như người bệnh chủ quan. Do đó, bạn cần chú ý và tới gặp các bác sĩ gần nhất để được tư vấn kịp thời. Bên cạnh đó bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh, tránh nguy cơ nấm xâm nhập và gây bệnh nhé! Chúc các bạn luôn khỏe mạnh bên những người thân yêu!

Khuyên Đặng (Tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo