Khám thai bao nhiêu lần là đủ trong một thai kỳ?

1. Khám thai mấy lần và vào thời gian nào của thai kỳ?

Đối với một thai kỳ bình thường, chị em nên khám thai ít nhất 7 lần, số lần khám sẽ tăng lên với những một số trường hợp đặc biệt như người mẹ bị bệnh huyết áp, tiểu đường, tim mạch. Hoặc những trường hợp bất thường có chỉ định của bác sĩ.

 Khám thai mấy lần là đủ trong một thai kỳ bình thường?

Một thai kỳ bình thường thì khám thai 7 lần là đủ

Cụ thể lịch khám thai và ý nghĩa những lần khám của một thai nghén bình thường như sau:

– Lần 1: Khoảng 3 tuần sau khi chậm kinh. Lần khám thai đầu này để xác định chính xác có thai hay không hoặc các bệnh lí của mẹ kèm theo.

– Lần 2: Khoảng 11-12 tuần thai. Lần khám thai giữa chu kỳ này để siêu âm sự phát triển của thai nhi, dự kiến sinh. Đây là thời điểm siêu âm thai có ý nghĩ quan trọng nhất để các bác sĩ đo khoảng dày vùng da gáy, xác định dị tật down ở thai nhi.

– Lần 3: Ở tuần thứ 16, các bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai, phát hiện thêm những dị tật thai nhi mà những tuần trước đó không thể phát hiện được.

– Lần 4: Tuần thứ 22-22, các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện dị dạng thai nhi, các dấu hiệu bất thường, thực hiện các thủ thuật nhỏ nếu cần thiết (bóc tách u, đốt điện…).

– Lần 5: Tuần thứ 26 siêu âm thai sẽ phát hiện ra bất thường của cả 2 mẹ con. Thời điểm này, các mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 1 hoặc lần 2 với lần mang thai thứ 2 (cách lần mang thai thứ nhất dưới 5 năm).

– Lần 6: Tuần thứ 31-32, các bà bầu thực hiện tiêm uốn ván lần thứ hai, chuẩn đoán ngôi thai, thai nhi có biểu hiện gì bất thường hay không và tiên lượng cuộc đẻ.

 Chị em mang bầu đừng quên tiêm uống ván

Chị em mang bầu đừng quên tiêm uống ván

– Lần 7: Trong lần khám thai cuối cùng này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiên lượng về cuộc sinh nở và hướng dẫn chị em những điều cần làm khi chuyển dạ để không gặp nguy hiểm, khó khăn nào.

Như vậy, một thai kỳ bao giờ cũng cần có sự hợp tác, hỗ trợ tốt giữa thầy thuốc và thai phụ để cho thai kỳ được kết thúc tốt đẹp, mẹ mạnh khỏe, con thông minh, nhanh nhẹn. Nếu quá trình mang thai có bất kì biểu hiện gì bất thường, bạn cần đi tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay.

Xem thêm: Tư vấn khám thai 3 tháng cuối dành cho mẹ lần đầu mang thai

2. Đi khám thai cần chuẩn bị những gì?

Chị em cần chuẩn bị một số thứ để khi đến các cơ sở khám thai không phải lúng túng và giúp việc thăm khám được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng:

– Nên đến sớm, vì có rất nhiều thứ cần khám, hơn nữa người đến khám khá đông, nếu đi muộn, sẽ mất thời gian chờ đợi gây mệt mỏi.

– Cần mặc quần áo rộng rãi, dễ mặc dễ cởi, không nên mặc váy liền vì sẽ bất tiện khi khám thai. Tốt nhất, chị em nên mặc áo với quần hoặc chân váy và đi giày, dép dễ tháo.

– Khi khám, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi, như chu kỳ kinh nguyệt của mẹ, ngày kinh cuối, số lần mang thai, số lần sinh nở số lần sảy thai, tại sao lại sảy, bệnh tiền sử, có bị phẫu thuật hoặc bị dị ứng gì không, ngoài ra còn hỏi độ tuổi và tình hình sức khỏe của bố, bệnh tình của gia tộc hai bên… chị em cần trả lời chính xác để được chẩn đoán chính xác nhất.

– Có một số hạng mục kiểm tra yêu cầu thai phụ không nên ăn uống gì trước khi khám, vì thế thai phụ có thể mang theo đồ ăn, sau khi khám xong nên ăn luôn, tránh bị đói hoặc mệt.

 Nên ăn sau khi khám thai

Nên ăn sau khi khám thai

– Nên theo dõi thai tại cùng một phòng khám, hoặc một bệnh viện vì như vậy bác sĩ sẽ dễ dàng theo sát tình hình của thai phụ.

Nếu không có vấn đề gì đặc biệt, thai phụ nên khám thai định kỳ và đăng ký sinh ở cùng một bệnh viện, nếu thay đổi nhiều nơi khám, bác sĩ sẽ không hiểu hết tình trạng sức khỏe của bạn, thông tin không được liền mạch, ảnh hưởng đến việc nắm bắt sức khỏe của mẹ và bé. Hơn nữa, khám thai ở trong môi trường mới, cách làm mới của bác sĩ cũng có thể gây áp lực tâm lí cho thai phụ.

Chúc các mẹ bầu luôn khỏe!

Hường Đặng (T/h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo