Tư vấn khám thai 3 tháng cuối dành cho mẹ lần đầu mang thai

Khám thai 3 tháng cuối có gì khác những lần trước đó

Đây là thời điểm thai nhi phát triển nhanh nhất, cả 2 mẹ con cùng tăng tốc để chuẩn bị cho quá trình về đích được mong đợi bấy lâu. Cân nặng của em bé cải thiện rõ rệt qua từng tuần đồng nghĩa với việc mẹ bầu trông nặng nề hơn rất nhiều bởi trọng lượng quá khổ, nhiều người bị phù chân tay và đau nhức vùng chậu do áp lực đè nén của thai.

khám thai 3 tháng cuối

Khám thai 3 tháng cuối 

Bạn nên tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối như sau:

– Khi thai nhi bước sang tuần 30, tiến hành khám 2 tuần 1 lần

– Khi thai nhi được 36 tuần thì mỗi tuần phải khám 1 lần

– Từ tuần 38, nếu thấy ra máu hoặc đau bụng, bất kỳ lúc nào cần đi khám ngay bởi có thể bạn sắp sinh.

– Trong mỗi lần khám bạn sẽ được bác sĩ cho xem các cử động đáng yêu của em bé thông qua màn hình siêu âm. Nếu tăng cân quá nhiều hoặc tiền sử mắc bệnh nào đó thì cần đo huyết áp nước tiểu để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm lúc trở dạ như tiền sản giật.

– Ở những lần khám thai càng về sau, bác sĩ sẽ thăm khám cổ tử cung bằng tay hoặc thiết bị chuyên dụng để chẩn đoán và điều trị sớm những trường hợp dọa sinh non. Thai phụ không nên quá lo lắng, cần bình tĩnh để phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ.

khám thai 3 tháng cuối kỹ

Khám thai 3 tháng cuối để xem thai nhi đã quay đầu chưa

– Siêu âm lúc này không chỉ giúp bạn theo dõi sự phát triển của em bé về chiều cao, cân nặng mà còn có thể đánh giá được những bất thường của nước ối, bánh rau hay độ trưởng thành (vôi hóa) bánh rau. Đặc biệt từ tuần 35 trở đi, nhiều thai phụ sẽ xuất hiện những cơn gò, nếu là gò sinh lý để tập dượt cho quá trình trở dạ sau này thì không sao nhưng hãy cẩn trọng nếu bị gò bệnh lý, chúng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

– Nếu trước đó người mẹ chưa làm xét nghiệm máu tổng quát thì đây là lúc bắt buộc phải làm để tầm soát các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như giang mai, viêm gan B, HIV.

Khám thai 3 tháng cuối có lợi ích gì?

Nếu tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối bạn có thể phát hiện sớm và có cách xử trí thích hợp trong những trường hợp dưới đây để tránh nguy hiểm cho cả bé và mẹ:

– Ngôi thai ngược: đa số thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới để dễ dàng đi ra ngoài được gọi là ngôi thai thuận. Thế nhưng cũng có khoảng <5% các bé “lỳ lợm” không chịu quay đầu gọi là ngôi thai ngược khiến việc sinh nở khó khăn hơn. Siêu âm sẽ giúp bạn biết bé đã quay đầu hay chưa từ đó có biện pháp sinh phù hợp, đảm bảo an toàn cho em bé.

khám thai 3 tháng cuối chuẩn

Khám thai 3 tháng cuối bạn có thể nhìn rõ hình ảnh em bé

-Tiền sản giật: đây là biến chứng khá nguy hiểm không chỉ với em bé mà còn đe dọa tính mạng của cả người mẹ. Nếu bạn bị huyết áp cao hoặc 1 căn bệnh mạn tính nào đó hãy tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ. Tốt nhất nên hạn chế đi lại, vận động, tăng cường nghỉ ngơi và theo dõi thai nhi thường xuyên hơn.

– Dọa sinh non: Những em bé ra đời trước tuần 38 sẽ được liệt vào nhóm sinh non. Nếu bạn thường xuyên gặp những cơn đau thắt vùng bụng, chậu, rò rỉ nước ối hay ra máu hồng thì hãy cẩn trọng bởi đây là dấu hiệu cảnh báo thai nhi có thể sinh non. Thăm khám thường xuyên là cách tốt nhất để kiểm soát tình trạng bệnh và can thiệp y tế khi cần thiết.

– Thai nhi phát triển kém: nếu đã gần đến ngày dự sinh nhưng thai nhi bé hơn cân nặng chuẩn hoặc thậm chí là suy dinh dưỡng thì mẹ cũng không thể biết được nếu không đi siêu âm. Vì vậy hãy thăm khám định kỳ để xem bé yêu tăng trưởng có bình thường không nhé.

Minh Hương (t/h)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo