Mẹ bỉm cần cảnh giác cao độ với nấm candida ở trẻ sơ sinh

Bài nên đọc:

>> Nấm candida có ảnh hưởng đến thai nhi không?

>> Nhiễm nấm khi mang thai chị em cần làm gì?

Bệnh nấm canidida ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấm candida

– Khi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hay sữa công thức, cặn sữa sẽ bám vào niêm mạc lưỡi, nếu lâu ngày không vệ sinh miệng cho trẻ những cặn trắng này sẽ lên men và trở thành nấm candida.

– Khi mang thai người mẹ bị nhiếm nấm candida âm đạo thì có thể trực tiếp lây sang cho con. Lúc này, miệng trẻ sơ sinh có độ pH thấp, rất thuận lợi cho sự phát triển của nấm.

Nấm Candida ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

– Khi bị nấm candida, trẻ sơ sinh sẽ có cảm giác đau và biếng ăn, họng đau rát, em bé bú ít và quấy khóc.

Nấm candida ở trẻ sơ sinh

Để lâu không chữa, bệnh nấm candida ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm

– Nấm candida có thể lan xuống ruột gây tiêu chảy ở trẻ.

– Nấm có thể lan xuống họng hoặc phổi gây nhiễm nấm ở họng và phổi sẽ rất nguy hiểm cho hệ hô hấp của trẻ.

Biểu hiện nhiễm nẫm candida ở trẻ sơ sinh

– Xuất hiện các mảng trắng như sữa, hay kem, phủ trên nền hồng ban – dính chặt vào niêm mạc lưỡi, má… rất khó bóc tách, thậm chí khi cố bóc tách có thể gây chảy máu.

– Đa số thường biểu hiện dưới dạng giả mạc trắng. Một số sẽ biểu hiện với dạng tăng sản lưỡi, bạch sản hoặc biểu hiện dưới dạng viêm lưỡi có dạng hình thoi ở giữa lưỡi.

Dựa vào đâu để chẩn đoán nấm candida ở trẻ sơ sinh

– Chẩn đoán bệnh nấm candida trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào việc khám lâm sàng.

Nấm candida ở trẻ sơ sinh

Khám lâm sàng giúp chẩn đoán nấm candida ở trẻ sơ sinh

– Bệnh ít khi cần phải xét nghiệm để chẩn đoán. Việc xét nghiệm chỉ thực hiện trong trường hợp khó chẩn đoán, kém đáp ứng điều trị… Kết quả xét nghiệm sẽ thấy các tế bào hạt men nẩy mầm, sợi tơ nấm giả khi nhuộm Gram, soi tươi hay sinh thiết và có thể định danh chủng nấm candida khi quệt cấy bệnh phẩm.

Làm gì khi trẻ sơ sinh nhiễm nấm candida 

– Bệnh nấm candida ở trẻ sơ sinh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, vì thế mẹ cần kiên trì điều trị dứt điểm cho con. Trẻ sơ sinh khi bú mẹ rất dễ tái nhiễm bệnh nếu núm vú của mẹ bị nhiễm nấm. Vì vậy, các mẹ cũng cần chú ý bôi thuốc trị nấm lên núm vú.

– Các mẹ nên thường xuyên tiến hành rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, kể cả khi em bé đã khỏi bệnh để ngăn không cho vi khuẩn lây lan, phát triển. Có thể rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Bố mẹ tuyệt đối không được sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, bởi có thể gây ngộ độc rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Mẹ nên chăm sóc con cẩn thận để hạn chế nấm candida ở trẻ sơ sinh

Mẹ nên chăm sóc con cẩn thận để hạn chế nấm candida ở trẻ sơ sinh

– Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ như núm ti cao su, bình nước đồ dùng ăn uống, đồ chơi mà có khả năng trẻ sẽ đưa vào miệng khi chơi.

– Chú ý cho trẻ ăn những thực phẩm lành mạnh, an toàn.

– Cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

– Thay áo ngực và miếng đệm ngực mỗi ngày.

– Ngay khi phát hiện nấm candida ở trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh nên có biện pháp xử lý ngay, đưa con em mình đi thăm khám bác sĩ kịp thời. Nếu chậm trễ trong việc điều trị, nấm phát triển nhanh có thể lây lan xuống cổ họng, thực quản từ đó gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe bé.

Xem thêm: Phòng và điều trị nấm candida ở trẻ em như thế nào?

 Minh Nguyệt (Tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo