Ước tính chi phí khám thai các mẹ tham khảo nhé
Chi phí khám thai lần đầu hết bao nhiêu?
Khám thai là 1 phần quan trọng ngang với chế độ dinh dưỡng, tập luyện của mẹ bầu. Việc thăm khám định kỳ sẽ biết bé yêu có phát triển đúng tuần tuổi hay có gì bất thường về nhiễm sắc thể hoặc hình dạng bên ngoài từ đó có những can thiệp kịp thời nhất. Khám thai không chỉ diễn ra 1, 2 lần mà trong suốt 9 tháng 10 ngày bạn nên đi khám tầm trên dưới 10 lần. Nếu có tiền sử mắc các bệnh về huyết áp, tiểu đường hay rối loạn chức năng đông máu thì số lần khám còn nhiều hơn nữa. Vì vậy, việc ước tính đến chi phí khám thai để có sự chuẩn bị tốt nhất là điều cần thiết, cụ thể:
– Siêu âm 2D: 100 000 – 200 000 đồng
– Siêu âm 4D: 250 000 – 400 000 đồng
– Siêu âm 3D – 4D thai đôi trở lên: 400 000 – 450 000 đồng
Chi phí khám thai hết bao nhiêu?
Giá trên có thể giao động tăng, giảm chút ít tùy vào cơ sở siêu âm.
Nếu không có điều kiện đi khám nhiều lần thì nhất thiết bạn cũng không được bỏ qua 3 mốc quan trọng này:
– Tuần 11 – 12: đo độ mờ da gáy để chẩn đoán nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể như down, thoát vị cơ hoành…Nếu kết quả đo của bé
– Tuần 22: Lần khám thai này được thực hiện thông qua kỹ thuật siêu âm 4D với mục đích chẩn đoán các dị tật liên quan đến hình thái bên ngoài thai như hở hàm ếch, sứt môi, không có sống mũi… lần khám này vô cùng quan trọng bởi mọi can thiệp đến thai bắt buộc phải thực hiện trước tuần 28.
Tư vấn chi phí khám thai lần đầu
– Siêu âm mốc 32 tuần: lần siêu âm này giúp kiểm tra ngôi thai, xem thai đã quay đầu (ngôi thuận) hay chưa để dự kiến nơi sinh. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ giúp bạn tầm soát lại các dị tật ở thai 1 lần nữa. Mặc dù không thể sửa chữa song sẽ giúp cha mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất về tâm lý cũng như kinh tế để chạy chữa khi con chào đời.
3 mốc khám thai quan trọng nhất bên trên đều thực hiện thông qua kỹ thuật siêu âm 4D. Nếu có bảo hiểm và muốn tiết kiệm thêm 1 chút thì bạn nên đến khám tại các bệnh viện thuộc tuyến nhà nước nhé.
Ngoài chi phí khám thai, bạn cũng nên lưu tâm đến chi phí dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai bao gồm thức ăn và các loại vitamin, thực phẩm chức năng.
Nhóm thực phẩm bà bầu nên bổ sung:
– Bí đỏ: đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện
– Chuối: tăng cường năng lượng, giảm buồn nôn do nghén.
– Nước cam: vitamin C trong nước cam giúp hấp thụ tối đa lượng sắt vào cơ thể.
– Súp lơ xanh: giàu axit folic phòng ngừa dị tật thai nhi
Khám thai trong bệnh viện để tiết kiệm chi phí khám thai
– Thịt bò: giàu sắt, tuy nhiên thai phụ không nên ăn phần mỡ hoặc gân.
– Rau đay, rau dền
– Lòng đỏ trứng gà: dồi dào chất khoáng, canxi và phot pho cần thiết cho sự phát triển của em bé.
– Các loại hạt dinh dưỡng: hạt óc chó, hạnh nhân, hạt chia… dùng làm món ăn vặt giàu dưỡng chất mà không khiến mẹ bầu tăng cân.
Các loại vitamin cần dùng:
– Sắt: thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, khiến mẹ bầu hay bị hoa mắt chóng mặt, dễ bị sảy thai hoặc sinh non. Việc bổ sung sắt là cần thiết, thai phụ có thể bổ sung thông qua thực phẩm hoặc dùng viên sắt dạng uống.
– Canxi: cần thiết cho sự phát triển xương của em bé. Thiếu canxi làm tăng nguy cơ loãng xương và các bệnh về răng miệng.
Ngoài ra còn rất nhiều chi phí phát sinh khác mà cha mẹ cần chuẩn bị để có tiền đề tốt nhất chào đón bé yêu.
Minh Hương (t/h)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!