Khô âm đạo ở phụ nữ: Nguyên nhân và cách điêu trị hiệu quả nhất
Bài nên đọc:
Tình trạng khô âm đạo kéo dài sẽ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em phụ nữ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống chăn gối của các cặp vợ chồng. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp phần nào dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị chứng khô âm đạo, từ đó giúp chị em không phải lo lắng và mất tự tin vì tình trạng này.
Triệu chứng khô âm đạo ở phụ nữ
-
Đau vùng kín: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng khô âm đạo. Cụ thể, cơn đau sẽ xuất hiện ở phần “cửa mình” và phần dưới dưới vùng kín.
Triệu chứng khô âm đạo ở phụ nữ là gì?
- Ngứa vùng kín: Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại vùng kín
- Đau rát âm đạo: Khi âm đạo trong tình trạng quá “khô hạn”, môi trường âm đạo bị mất cân bằng, chị em sẽ cảm thấy đau rát âm ỉ.
- Chảy máu khi giao hợp: Khô âm đạo ở phụ nữ khiến quan hệ tình dục gặp khó khăn, thậm chí gây chảy máu âm đạo vì không có dịch bôi trơn.
- Giảm hoặc mất hẳn khoái cảm trong quan hệ tình dục: Việc giao hợp không thuận lợi, gây đau đớn cho chị em khiến họ mất dần khoái cảm và không còn mặn mà với việc quan hệ.
-
Tiểu nhiều lần trong ngày hoặc tiểu gấp: Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã bị khô âm đạo
Khi phát hiện những biểu hiện của khô âm đạo, chị em phụ nữ cần nhanh chóng đi khám phụ khoa và chữa trị kịp thời để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống tình dục của vợ chồng. Phụ nữ bị khô hạn khi quan hệ sẽ mất sự tự tin, không có cảm hứng, từ đó tự ti và ảnh hưởng tiêu cực tới hạnh phúc gia đình.
Nguyên nhân khô âm đạo ở phụ nữ
Nguyên nhân khô âm đạo có thể là từ một số bệnh mang tính chất tạm thời nhưng đôi khi là từ các vấn đề mãn tính. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, ngay từ đầu, người bệnh phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Giảm nồng độ estrogen
Theo số liệu, có đến khoảng 10 – 40% phụ nữ tuổi mãn kinh có dấu hiệu khô âm đạo. Trong các trường hợp này, hầu hết là do nồng độ hormone giảm làm giảm tiết chất nhờn, gây bệnh khô âm đạo ở phụ nữ…
Tiền mãn kinh ở phụ nữ là giai đoạn tự nhiên mà phụ nữ nào cũng đều phải trải qua. Triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ thường xuất hiện khi chị em từ tuổi 40 đến 50. Trong giai đoạn này cơ thể phụ nữ có sự thay đổi lớn, suy giảm và rối loạn nội tiết tố nữ do buồng trứng tiết estrogen. Và khi đó, sẽ có những thay đổi rất lớn về tâm sinh lý và sức khỏe mà chị em hoàn toàn có thể nhận biết được. Một trong số đó là dấu hiệu khô âm đạo.
Chị em mệt mỏi, cảm thấy áp lực trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày hoặc tập luyện thể thao cường độ cao sẽ ức chế buồng trứng điều tiết nội tiết tố nữ estrogen gây ra hiện tượng khô âm đạo ở phụ nữ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những trường hợp khác cũng dễ bị khô âm đạo do rối loạn cân bằng hormone giới tính, nội tiết tố nữ phải kể đến là: Sinh nở hoặc nạo phá thai nhiều lần; phụ nữ đang cho con bú; ảnh hưởng từ quá trình điều trị ung thư bằng hóa chất, đặc biệt là ung thư buồng trứng (các bệnh hiếm gặp của buồng trứng như u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang cũng ảnh hưởng đến sự bài tiết hormone); rối loạn hệ thống miễn dịch; phụ nữ nghiện thuốc lá, những đồ uống có cồn và các chất kích thích; dùng thuốc dị ứng, cảm cúm hay thuốc chống suy nhược trong thời gian dài.
Cụ thể:
+ Dùng thuốc Tamoxifen: Là thuốc được dùng cho người bệnh ung thư vú có tác dụng chống lại estrogne.
+ Thuốc kháng Histamin: Đây là một loại thuốc có tác dụng chống dị ứng, thuốc có thể làm khô âm đạo ở phụ nữ nói chung, đặc biệt là thành âm đạo.
+ Chị em dùng các thuốc điều trị loét dạ dày, thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống cao huyết áp cũng có thể gây khô âm đạo.
Nguyên nhân phổ biến gây khô âm đạo.
Thiếu vitamin gây khô âm đạo ở phụ nữ
Một số chị em phụ nữ gặp hiện tượng viêm miệng, khô da, bong vảy kết hợp với khô âm đạo do lượng dinh dưỡng trong cơ thể không cân bằng, đặc biệt là thiếu hụt vitamin B. Trường hợp này, âm đạo không chỉ bị khô mà niêm mạc còn bị sung huyết, thậm chí lở loét.
Vệ sinh vùng kín không đúng cách
Việc thụt rửa âm đạo quá nhiều và quá sâu khiến cho âm đạo bị tổn thương, viêm âm đạo gây mất cân bằng môi trường âm đạo làm âm đạo bị khô.
Sử dụng các dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa quá mạnh cũng là nguyên nhân gây khô âm đạo ở phụ nữ.
Ảnh hưởng của bệnh mãn tính
Một số bệnh như viêm gan mãn tính, viêm thận mãn tính, đái tháo đường, rối loạn chức năng tuyến giáp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiết dịch âm đạo, khiến “cô bé” trở nên khô rát.
Hội chứng Siogren gây khô âm đạo ở phụ nữ
Theo kiến thức y học hiện đại, Hội chứng Siogren là một rối loạn hệ thống miễn dịch do viêm tuyến lệ (tuyến tiết nước mắt), nước bọt và các tuyến khác, trong đó có tuyến tiết dịch âm đạo.
Theo đó, người bệnh có hai triệu chứng phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng. Ngoài ra, khi mắc bệnh này, âm đạo của chị em phụ nữ cũng giảm tiết dịch dẫn tới khô rát, bị khô khi quan hệ.
Bệnh Siogren có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên phần lớn những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đều trên 40 tuổi. Bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn nam gấp 9 lần. Bệnh cũng xuất hiện phổ biến hơn ở những người mắc các bệnh tự miễn dịch khác như lupus hoặc thấp khớp.
Nguyên nhân khô âm đạo ở phụ nữ sau sinh
Theo như Bác sĩ Nguyễn Đông Hưng, hiện thuộc khoa Phẫu thuật Niệu sinh dục, Bệnh viện Quân y 103 thì có 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng khô âm đạo ở các chị em sau sinh đó là:
Nguyên nhân bị khô âm đạo ở phụ nữ sau sinh là gì?
- Suy giảm estrogen: Phụ nữ sau sinh phải nuôi con bằng sữa mẹ. Động tác mút sữa của bé sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra prolactin – nội tiết này có tác dụng kích thích tuyến sữa sản sinh thêm sữa. Do đó, bé bú càng nhiều thì sữa mẹ càng được tiết ra nhiều. Tuy nhiên prolactin lại gây ức chế buồng trứng khiến suy giảm estrogen.
- Sức khỏe kém sau sinh: Trải qua quá trình sinh nở, cơ thể người mẹ chưa khỏe mạnh và khó hồi phục ngay lập tức. Chị em có thể mất nhiều máu, vết thương ở vùng kín hoặc vùng bụng chưa lành hẳn đồng thời bị stress sau sinh sẽ ảnh hưởng tới việc tiết dịch âm đạo và dẫn đến khô âm đạo ở phụ nữ.
- Thay đổi hormone đột ngột: Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng cao trong cơ thể mẹ bầu tạo điều kiện cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên sau khi sinh, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm đột ngột để trở về trạng thái bình thường. Quá trình thay đổi hormone đột ngột này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của chị em và gây ra một loạt các dấu hiệu như tức ngực, đầy bụng, đau bụng và khô âm đạo.
Chữa chứng khô âm đạo ở phụ nữ
Để điều trị hiệu quả chứng khô âm đạo, trong đời sống hàng ngày, chị em phụ nữ nên tạo cho bản thân những thói quen tốt:
- Tránh stress, giảm căng thẳng, luôn lạc quan, vui vẻ
- Lao động nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức
- Hạn chế sử dụng các chất có tính kiềm, axit để vệ sinh vùng kín
- Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo quá sâu vì có thể làm giảm chất nhờn gây khô âm đạo
- Thực hiện chế độ ăn uống
Bạn cần bổ sung các loại thực vật giàu estrogen thực vật như: Tinh chất mầm đậu nành (đậu tương), giá đỗ, sữa đậu nành,… Đặc biệt, trong đậu tương có estrogen thực vật tự nhiên (isoflavone) nên có thể giúp giảm chứng khô âm đạo ở phụ nữ.
-
Đặt vòng estrogen vào âm đạo:
Thực tế, khô âm đạo có liên quan mật thiết đối với sự thiếu hụt lượng estrogen trong cơ thể. Chính vì vậy, để đối phó với tình trạng này bạn có thể sử dụng biện pháp bổ sung estrogen bằng đường âm đạo. Vòng estrogen đặt trong âm đạo là một lựa chọn mà bạn có thể tham khảo.
Vòng âm đạo hay được gọi với tên Estring là một chiếc vòng mềm trong đó có chứa estrogen được đặt vào thành âm đạo của người phụ nữ. Việc đặt vòng này không quá khó bạn vẫn có thể làm được, tuy nhiên nếu muốn chắc chắn bạn hãy nhờ bác sĩ đặt hộ. Ngoài ra, bạn cần lưu ý rằng, chiếc vòng này phải được thay thế 3 tháng 1 lần để có hiệu quả tốt.
- Ăn nhiều trứng gà, thịt, sữa, vừng… và các thực phẩm chứa nhiều vitamin E
Bổ sung vitamin là một phương pháp chữa khô âm đạo ở phụ nữ
- Ăn nhiều sữa chua: Các thực phẩm giàu probiotic trong đó có sữa chua sẽ giúp bổ sung các vi khuẩn sống có lợi tốt cho đường ruột, giúp tăng cường miễn dịch, chống lại nhiều bệnh tật. Đặc biệt, trong các sản phẩm probiotic có một số vi khuẩn có khả năng duy trì sự ổn định, cân bằng của pH âm đạo, chống lại viêm nhiễm xâm nhập từ bên ngoài.
- Uống nhiều nước: Ngoài việc thải độc tố ra khỏi cơ thể, nước còn giúp giữ cho lớp niêm mạc duy trì độ ẩm, trong đó bao gồm cả khoang âm đạo.
- Khô âm đạo ở phụ nữ nên ăn gì? Tăng cường ăn rau xanh, củ quả cũng là cách rất tốt để giúp phòng chống tình trạng này.
- Không hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hay các chất kích thích
- Không lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ
- Xây dựng lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục tăng cường sức khỏe
- Quan hệ tình dục lành mạnh, bổ sung chất nhờn khi quan hệ nếu cần thiết
- Khám sức khỏe định kỳ để được tầm soát các bệnh phụ khoa và được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể nếu mắc khô âm đạo ở phụ nữ.
- Khi xuất hiện triệu chứng ngứa rát âm hộ, âm đạo, chị em không được dùng tay gãi mạnh, gây xây xước và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Khi phát hiện dấu hiệu khô âm đạo, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà mà hãy tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp, từ đó khắc phục triệt để tình trạng khô rát khi quan hệ.
Y học cổ truyền: Phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị khô âm đạo
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề khô âm đạo ở phụ nữ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp chị em phụ nữ phòng tránh tình trạng này hiệu quả.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!