Muốn ‘mẹ tròn con vuông’ nhất thiết phải ghi nhớ lịch khám thai chuẩn này
Lịch khám thai chuẩn theo tài liệu của Bộ y tế
Bộ y tế quy định thai phụ sẽ thăm khám khoảng 7 lần trong suốt 40 tuần mang thai, con số này có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy từng người. Nếu không có điều kiện khám thai thường xuyên cũng nhất định phải đi 3 lần, vào các mốc 12 tuần, 22 tuần và 31 tuần.
Khám thai lần 1
Lịch khám thai chuẩn
Hiện nay việc dùng que thử thai trước khi đi khám đã trở nên phổ biến, nếu que thử hiện 2 vạch song song nghĩa là bạn đã có thai, thông thường, khi chậm kinh khoảng 4-6 ngày thử thai đã cho kết quả chính xác đến 99%. Tuy nhiên, bạn cũng cần đi khám lần đầu tiên để xem thai đã vào làm tổ đúng vị trí trong tử cung hay chưa, đã hình thành tim thai chưa.
Khám thai lần 2
Nếu bạn không nhớ được ngày đầu và ngày cuối của chu kỳ kinh thì cũng không nên quá lo lắng bởi bác sĩ sẽ dựa vào trọng lượng và sự phát triển của thai nhi để xác định ngày dự sinh. Lần khám thai thứ 2 diễn ra vào khoảng tuần thứ 8.
Nếu 1 thai nhi phát triển bình thường thì lúc này đã có tim thai, ngược lại, trường hợp xấu nếu đến 9 tuần mà vẫn chưa có tim thai rất có thể thai đã bị chết lưu cần được lấy ra ngoài. Đây cũng là lần khám giúp xác định kích thước túi ối và chiều dài phôi xem có phù hợp với tuần tuổi không.
Khám thai lần 3
Thai phụ nên đi khám vào giữa tuần 11 đến tuần 12 của thai kỳ. Đây là 1 trong 3 mốc khám quan trọng nhất bởi lúc này thai nhi đã hình thành hết các bộ phận mắt, mũi, mồm, tai và cơ quan nội tạng. Vào thời gian này nếu khám sẽ cho kết quả chính xác nhất khi chuẩn đoán các bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể như down, thoát vị cơ hoành… thông qua chỉ số độ mờ da gáy.
3mm là mốc để đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh. Nếu độ mờ da gáy < chỉ số này, cha mẹ không cần lo lắng. Ngược lại, nếu cao hơn 3mm, bạn nên chọc ối vào tuần 16 để có kết quả cuối cùng.
Lần khám thai thứ 4
Lịch khám thai chuẩn lần 4
Diễn ra vào khoảng tuần 16, như đã nói ở trên, nếu độ mờ da gáy cao thai phụ sẽ tiến hành chọc ối để xét nghiệm vào tuần này. Nếu kết quả cuối cùng cho thấy thai nhi thực sự có khả năng cao mắc bệnh thì các cặp bố mẹ hãy cân nhắc xem có nên đình chỉ thai nghén hay khôn. Nếu vẫn quyết định sinh em bé ra đời thì hãy đảm bảo đủ kinh tế cũng như vững tâm để chạy chữa cho con.
Ngoài ra, đây cũng là mốc làm xét nghiệp triple test để sàng lọc các nguy cơ liên quan đến dị dạng thai nhi.
Lần khám thai thứ 5
Mốc khám quan trọng thứ 2 trong suốt thai kỳ diễn ra vào tuần 21, 22. Lúc này hình ảnh siêu âm 4D sẽ hiển thị rõ nhất hình thái bên ngoài của em bé giúp bác sĩ phát hiện những bất thường như sứt môi, hở hàm ếch hay bất thường về tim, xương từ đó có những can thiệp kịp thời.
Nếu lần đầu mang thai bạn sẽ được hướng dẫn tiêm phòng uốn ván lần 1, 1 tháng sau tiêm mũi nhắc lại. Nếu bạn mang thai con thứ thì cũng tiêm mũi nhắc lại, tuy nhiên nếu đã tiêm đủ 2 mũi chưa quá 5 năm thì không cần tiêm lại nữa.
Lần khám thai thứ 6
Lịch khám thai chuẩn lần thứ 6
Khoảng 1 tháng sau lần khám thứ 5 bạn sẽ được hẹn tái khám để xác định ngôi thai, dự kiến nơi sinh, theo dõi cân nặng, chiều dài của em bé xem có tương ứng với tuổi thai hay không.
Lần khám thai thứ 7
Mốc 36 tuần thai phụ sẽ được khám kiểm tra tổng quát, dự kiến cân nặng của em bé khi sinh, đánh giá mức độ nước ối và dự phòng các trường hợp có thể gặp phải khi sinh.
Các bà mẹ tương lai hãy chú ý từng mốc trong lịch khám thai chuẩn bên trên và đi khám đúng hẹn nha.
Minh Hương (t/h)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!