Mẹ bầu chu đáo cần nhớ kỹ lịch khám thai 3 tháng cuối này
Lịch khám thai 3 tháng cuối cho mẹ lần đầu mang thai
Đây là giai đoạn em bé tăng nhanh cả về cân nặng lẫn chiều dài, bạn có thể cảm nhận rõ ràng điều này qua những cú đạp đáng yêu và cân nặng của mẹ cũng tăng chóng mặt theo từng tuần. 3 tháng cuối thai kỳ bắt đầu tính khi bạn bước vào tuần 30.
Cân nặng tăng lên không chỉ khiến bạn mệt mỏi, nặng nề hơn mà chúng còn kéo theo nhiều hệ quả như huyết áp tăng, phù chân tay, nặng hơn là chứng tiền sản giật ở những mẹ tăng quá nhiều cân.
Lịch khám thai 3 tháng cuối
Vào tuần thứ 28 của thai kỳ thai phụ nên làm xét nghiệm máu để kiểm tra dung nạp đường huyết, phát hiện đái tháo đường nếu có. Điều này vô cùng quan trọng bởi nếu mẹ mắc tiểu đường thì khả năng cao em bé sinh ra cũng phải sống chung với bệnh cả đời.
Để đảm bảo không mắc các bệnh trên tốt nhất mẹ nên kiểm soát chế độ ăn uống và tiến hành vận động nhẹ sao cho cân nặng chỉ tăng khoảng 4 – 6 kg là vừa. Thai nhi quá nhỏ là điều không ai mong muốn nhưng đừng vì sợ con nhỏ mà mẹ ăn uống vô tội vạ, suy nghĩ “ăn cho 2 người” không phải lúc nào cũng đúng. Bởi càng đến những tuần cuối thai nhi sẽ phát triển nhanh làm tử cung mẹ giãn ra hết mức đè vào bàng quang, thai phụ cảm thấy khó thở, tức ngực và tiểu nhiều là như thế.
Kèm theo đó, do tăng cân quá nhiều nên những vùng da ở bắp đùi và bụng sẽ chằng chịt các vết rạn, 1 số thai phụ xuất hiện nám trên mặt, cổ, nách, bẹn thâm đen lại do sự bài tiết quá mức của hormone nội tiết tố nữ estrogen. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng bởi hiện tượng này sẽ giảm dần rồi biến mất sau sinh.
Tuân thủ lịch khám thai 3 tháng cuối để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé
Lúc này 1 giấc ngủ ngon vào ban đêm dường như là 1 điều “xa xỉ” bởi bạn sẽ thường xuyên mót đi tiểu và cả mình mẩy đau ê ẩm. Hãy tìm đến sự trợ giúp của các loại gối ôm bà bầu hoặc nhờ chồng mát xa 1 chút trước khi lên giường để cảm thấy dễ chịu hơn nhé. Và đừng quên tham khảo lịch khám thai 3 tháng cuối dưới đây nha.
Mốc khám tuần 30
– Siêu âm 2D kiểm tra cân nặng và mức độ phát triển của thai nhi
– Tiêm phòng uốn ván mũi nhắc lại
– Làm thủ tục đăng ký sinh, dự kiến nơi sinh
– Tiến hành ăn nhạt cho đến lúc đẻ để giảm bớt hiện tượng phù chân tay
Mốc khám tuần 32
– Siêu âm 4D để tầm soát lại dị tật thai lần cuối cùng
– Tiếp tục uống các vi chất như sắt, can xi, vitamin tổng hợp.
Mốc khám tuần 34
Lịch khám thai 3 tháng cuối – mốc 34 tuần
– Khám thai thông qua siêu âm
– Xem xét những vấn đề như thai đã quay đầu chưa, cân nặng có đủ chuẩn không để bổ sung dinh dưỡng cho kịp thời
Khám thai tuần 36 và 38
– Vẫn thực hiện khám định kỳ như những lần trên.
Khi bước sang 3 tháng cuối bác sĩ khuyến cáo thai phụ khám 2 tuần 1 lần theo các mốc bên trên, mỗi lần khám đều phải cân, đo huyết áp, theo dõi cử động thai. Với những mẹ bị dọa sinh non thì càng cần thăm khám định kỳ để đo bề cao tử cung, thăm khám bằng tay hoặc dụng cụ chuyên biệt để đo độ mở tử cung, chẩn đoán và điều trị nếu có dấu hiệu sắp sinh. Mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng, hãy bình tĩnh và phối hợp với bác sĩ trong những lần thăm khám này.
Ngoài tuần 36, trong mỗi lần khám thai bạn sẽ được theo dõi để đo những cơn gò. Nếu là cơn gò sinh lý bình thường để tập dượt cho quá trình trở dạ sau này thì chúng chỉ diễn ra trong khoảng vài giây sẽ biến mất. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy có gì đó bất thường trong cơn đau, bé yêu đạp nhiều hơn hoặc ngừng đạp khoảng trên 1 ngày thì hãy đến thăm khám để kiểm tra nhé.
Minh Hương (t/h)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!