Lịch khám thai định kỳ tất cả các mẹ bầu cần phải biết

Lịch khám thai định kỳ chuẩn nhất

Theo thông tư của Bộ Y tế, thai phụ nên đi khám 7 lần trong suốt quá trình mang thai. Cụ thể:

– Khám thai lần 1: Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn vốn đều đặn hoặc chỉ chênh lệch vài ngày nhưng nay đã  tuần mà chưa thấy có kinh trở lại thì khả năng cao bạn đã có thai, đây cũng là thời điểm đi khám thích hợp nhất bởi thông thường lúc này thai nhi đã vào tử cung và hình thành tim thai.

lịch khám thai định kỳ

Lịch khám thai định kỳ

Lần khám đầu tiên sẽ kỹ càng hơn các lần sau 1 chút, sau khi đo chiều cao cân nặng bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để tìm hiểu xem bạn có mắc các bệnh huyết áp, tiểu đường… hay không. 1 số nhỏ trường hợp có những bất thường khiến mẹ bầu phải kết thúc thai kỳ ngay ở lần khám thai đầu tiên như không có tim thai, thai ngừng phát triển… Nếu thai nhi phát triển bình thường bác sĩ sẽ hẹn bạn lần khám thai tiếp theo cũng như tư vấn cho bạn chế độ dinh dưỡng, thực phẩm chức năng bổ sung cho mẹ và bé.

– Lần khám thai thứ 2: diễn ra vào giữa tuần 11- giữa tuần 12 của thai kỳ. Đây là dấu mốc quan trọng để đo độ mờ da gáy giúp tầm soát bệnh down, chuẩn đoán ngày dự sinh cũng như xem thai nhi có phát triển bình thường không. Lúc này bạn cũng có thể biết được giới tính của con.

– Khám lần 3: diễn ra vào tuần 16, thực hiện siêu âm để xem sự phát triển của thai nhi, lúc này bạn đã có thể nhìn thấy những hành động đáng yêu của bé như mút tay, gác tay lên trán, lấy tay che mặt…

Lịch khám thai định kỳ lần thứ 4

Lịch khám thai định kỳ lần thứ 4 diễn ra như thế nào?

– Khám lần 4: diễn ra vào khoảng tuần 22, bạn sẽ ngày càng cảm nhận rõ rệt hơn sự lớn lên của bé yêu thông qua những cú đạp từ nhẹ đến mạnh. Nếu chú ý kỹ bạn sẽ thấy bé đạp nhiều hơn sau khi vừa ăn no hay ăn uống đồ lạnh. Đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng để phát hiện những bất thường về hình thể thai nhi.

– Khám lần 5: nên đi khám vào tuần 26, ngoài việc nhìn thấy bé yêu qua hình ảnh máy siêu âm bạn sẽ được nhắc nhở tiêm phòng mũi uốn ván lần 1.

– Khám thai lần 6: khám ỏ tuần 31, 32 của thai kỳ, đây là lần cuối cùng tiến hành siêu âm. Thai phụ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2 nếu đây là lần mang thai đầu tiên. Lúc này bác sĩ đã có thể chẩn đoán được ngôi thai, phương thức sinh và cân nặng của em bé khi ra đời.

– Khám thai lần 7: lịch khám thai định kỳ lần 7 diễn ra vào tuần 36, thai phụ đã cận kề ngày sinh, bác sĩ đã có thể xác định được khá chính xác xem bạn nên sinh thường hay sinh mổ, nên chọn cơ sở y tế cấp nào để sinh cho phù hợp.

Có nhất thiết phải tuân thủ lịch khám thai định kỳ?

tuân thủ lịch khám thai định kỳ

Có nhất thiết phải tuân thủ lịch khám thai định kỳ?

Nhiều người quan niệm rằng không cần thiết phải tuân thủ lịch khám thai định kỳ bởi sóng siêu âm không tốt cho em bé trong bụng tuy nhiên thực tế thì chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh sóng này tác động xấu đến thai nhi. Khám thai định kỳ ở giai đoạn đầu giúp nhận biết những bất thường cảnh báo bệnh tật nguy hiểm ở thai nhi. Tùy thuộc vào thời điểm khám bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm các bài test kèm theo, không ít trường hợp nhờ siêu âm định kỳ đã phát hiện được nhiều bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể giúp các cặp vợ chồng trẻ hạn chế rủi ro về sau.

Thai nhi càng ngày càng lớn lên thì việc khám định kỳ càng cần thiết. Dựa vào cân nặng và chiều dài của thai bác sĩ sẽ đánh giá được ngày dự sinh giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất chào đón bé yêu. Khám cũng sẽ giúp mẹ biết được em bé có đủ tiêu chuẩn về cân nặng và các chỉ số hay không để bổ sung đầy đủ những dưỡng chất cần thiết giúp bé và mẹ khỏe mạnh.

Ngược lại, cái gì nhiều quá cũng không tốt, đừng vì nôn nóng muốn nhìn thấy sự phát triển từng ngày của con mà lạm dụng siêu âm. Trừ khi bạn có tiền sử mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao hay có bất thường gì đó cảnh báo nguy cơ sảy thai, sinh non thì hãy khám nhiều hơn số lần khám định kỳ nêu trên.

Minh Hương (t/h)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo