Lịch khám thai chuẩn nhất theo tài liệu của Bệnh viện phụ sản

Lịch khám thai “chuẩn không cần chỉnh”

Nếu như ở giai đoạn đầu, khám thai giúp phát hiện những bất thường ở thai nhi để có phương án hỗ trợ kịp thời thì càng về sau, khám thai càng đóng vai trò quan trọng khi thông qua đó, mẹ bầu có thể biết em bé của mình lớn lên như thế nào, có phát triển bình thường hay không.

lịch khám thai

Lịch khám thai như thế nào?

Các mốc khám thai cần thiết là:

– Mốc khám 1

6 -8 tuần: thai phụ nên đi khám thai lần đầu khi nhận thấy trễ kinh khoảng 2 – 3 tuần, có nghĩa là lúc này thai nhi đã được 7, 8 tuần tuổi. Vì là lần khám đầu tiên nên bạn sẽ được khám lâu hơn 1 chút. Bác sĩ sản khoa sẽ giúp bạn đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI cũng như đặt cho bạn các câu hỏi tìm hiểu về tiền sử dùng thuốc, có mắc bệnh gì hay không, đã từng mang thai và sinh con chưa…

Tiếp theo đó, bạn sẽ được siêu âm để xem thai nhi đã hình thành phôi và làm tổ trong buồng tử cung hay chưa, đã hình thành tim thai chưa. Nếu sau 8 tuần mà thai nhi vẫn chưa có tim thì khả năng cao bạn sẽ phải kết thúc 1 thai kỳ sớm.

Vào lần khám này bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem có mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV, viêm gan B hay không…đặc biệt với những mẹ mang thai khi đã lớn tuổi (trên 38) thì càng cần theo dõi kỹ càng.

– Mốc khám 2

Lịch khám thai lần 3

Lịch khám thai lần 3

11 – 12 tuần: đây là 1 trong 3 mốc khám thai quan trọng nhất để xác định dị tật thai nhi. Cụ thể, nếu độ mờ da gáy của thai nhi trên 3mm tức là em bé sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như down, thoát vị cơ hoành, dị dạng tim… Tuy nhiên đây mới chỉ là chẩn đoán bước đầu, muốn có câu trả lời chắc chắn bạn phải thực hiện thao tác chọc ối xét nghiệm vào khoảng giữa tuần 15 đầu tuần 16 của thai kỳ. Bên cạnh đó, lần siêu âm này cũng giúp phát hiện các dị tật khác như không có sống mũi, thai vô sọ…

– Mốc khám 3

22 tuần: đây là lần khám giúp bạn tầm soát các dị tật thai nhi 1 lần nữa bởi mọi chỉ định thai nghén bắt buộc phải được thực hiện trước tuần 28. Nếu thai nhi bị mắc các bệnh hở hàm ếch, sứt môi hay dị dạng bất kỳ cơ quan nào cũng sẽ được phát hiện vào lần khám này. Nếu được nhận định và can thiệp kịp thời bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử trí thích hợp nhất, giảm thiểu tối đa rủi ro cho cả mẹ và bé trong tương lai.

– Mốc khám 4

Lịch khám thai lần 4

Lịch khám thai lần 4

Tuần 32: Đây là lần siêu âm cuối cùng để kiểm tra bất thường ở thai nhi như giãn não thất, bất thường ở tim, động mạch và xem thai nhi có phát triển bình thường không. Cũng có 1 số ít trường hợp tử cung giãn nở chậm cần được can thiệp kịp thời bởi đây là nguyên nhân gây ngạt hoặc suy thai khi trở dạ. Xét nghiệm công thức máu cũng được chỉ định với những mẹ bầu tăng cân quá nhiều hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

– Mốc khám 5

Tuần 36: Siêu âm 3D, 4D giúp bạn nhìn thấy khá rõ hình dạng của em bé với những cử động đáng yêu đồng thời cũng giúp bác sĩ kiểm tra dây rốn, nước ối, độ trưởng thành thai, cân nặng và dự kiến sinh bằng phương thức nào (sinh thường hay sinh mổ). Nếu thai nhi quá nặng cân hoặc quá nhẹ cân mẹ bầu cũng sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

Bên trên là lịch khám thai với những mốc quan trọng mọi thai phụ cần biết. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở khám uy tín để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Minh Hương (t/h)

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo