Khám thai tuần 12: Cột mốc quan trọng mẹ bầu cần nhớ
Tại sao nên khám thai tuần 12
Đầu tiên, để giải đáp thắc mắc tại sao vần khám thai tuần 12 thì bạn cần hiểu được những mốc thay đổi rõ rệt trong bào thai.
Ở tuần thứ 4 và 8 của thai kỳ, tim thai được hình thành rõ nét thì đến tuần 12, bác sĩ có thể chẩn đoán được một số hiện tượng bất thường của thai nhi. Đặc biệt, đây là khoảng thời gian duy nhất bác sĩ có thể đo độ mờ da gáy thong qua siêu âm.
Khám thai tuần 12 để biết được sự phát triển của thai nhi
Bác sĩ đo độ mờ da gáy khi khám thai tuần 12 có thể biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi, xem xét đứa trẻ có mắc các hội chứng không mong muốn như Down, các dị tật ở tim, sự phát triển của cơ hoành… Chính vì đo độ mờ da gáy chỉ có thể thực hiện trong thời gian này nên thai phụ tuyệt đối không thể quên việc đi khám thai 12 tuần.
Bên cạnh đó, việc khám thai tuần 12 cũng sẽ cho biết sự phát triển của thai nhi qua phép đo của hộp sọ của thai nhi và so sánh với độ dài tiêu chuẩn của bào thai. Bạn cũng có thể nghe nhịp tim rất rõ và có thể xác định ngày mang thai và ước tính ngày dự sinh.
Ngoài ra, việc khám thai 12 tuần cũng kiểm tra và xác nhận sự tồn tại của đơn phôi, song phôi hay đa phôi. Bác sĩ cũng sẽ đo kích thước của thai nhi và sự phát triển của nhau thai cùng với việc kiểm tra các biến chứng ở tử cung, ống dẫn trứng và vùng xương chậu của thai phụ.
Khám thai 12 tuần cần những xét nghiệm gì
Để nắm rõ tình hình phát triển của mẹ và bé khi thai kỳ ở tuần thứ 12, mẹ bầu cần tiến hành các xét nghiệm sau:
– Siêu âm thai 2D: Loại hình siêu âm này được các chuyên gia khuyến khích vì qua những hình ảnh thu nhận được, bác sĩ có thể xác định được thai bao nhiêu tuần tuổi một cách chính xác ngoài việc xác định của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, với những mẹ bầu có kinh nguyệt thất thường thì việc siêu âm thai sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Khám thai 12 tuần để phát hiện sớm các dị tật nếu có
– Đo độ mờ da gáy: Công việc này thường được thực hiện trong khoảng tuần 13, 14 bằng cách kiểm tra chất dịch dư thừa ở vùng gáy thai nhi. Từ đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra được hệ thống bạch huyết hấp thu hoàn toàn hay không.Tuy nhiên, nếu tiến hành xét nghiệm sớm hơn thì em bé trong bụng mẹ lại quá nhỏ để cho kết quả chính xác. Vì vậy khi thai kỳ ở tuần 12 là cơ hội duy nhất để bác sĩ tiền hành đo độ mờ da gáy và chẩn đoán nguy cơ xuất hiện nhiễm sắc thể bất thường.
– Xét nghiệm Double test: Đây là một trong những xét nghiệm sang lọc trước sinh có độ an toàn tin cậy khá cao. Double test giúp kiểm soát nguy cơ phát triển hội chứng Down, Edward hoặc Patau. Xét nghiệm Double test chỉ cần lấy mẫu máu thai phụ và không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ và bé.
– Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm bắt buộc đối với hầu hết các thai phụ. Xét nghiệm máu giúp chuyên gia có thể kiểm tra chỉ số hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu. Chỉ số hemoglobin hay hematacrit thấp đồng nghĩa với việc mẹ bầu có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt dẫn đến việc ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng cho biết chính xác liệu mẹ bầu có mắc các bệnh như AIDS, giang mai, viêm gan B, C hay bị nhiễm CMV, loại vi rút truyền từ người sang người, có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh.
Thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé
– Xét nghiệm nước tiểu: Cũng giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu là bắt buộc trước khi sinh. Nếu nước tiểu của mẹ bầu có dư lượng glucose cao, bạn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Nếu lượng đạm cao có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, tổn thương thận hoặc một vấn đề bất thường khác.
Để có kết quả chính xác thì các mẹ bầu cần lựa chọn cơ sở khám thai uy tín, giữ tâm trạng thoải mái và vui vẻ trong suốt thời gian mang thai để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bùi Linh (T/h)
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!