Viêm lộ tuyến cổ tử cung và cách điều trị bằng thuốc nam tốt nhất

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì?

Lộ tuyến cổ tử cung được hiểu là hiện tượng các tổn thương ở cổ tử cung do các tế bào nằm trong ống cổ tử cung phát triển ra ngoài, xâm lấn ra mặt ngoài cổ tử cung. Khi cổ tử cung bị lộ tuyến thì nguy cơ bị viêm nhiễm là rất cao. Vô tình gặp phải các tác nhân nấm, vi khuẩn, virus sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Lộ tuyến cổ tử cung thường gặp ở những phụ nữ đã sinh nở, đang có sinh hoạt tình dục, trong thời kỳ buồng trứng còn hoạt động mạnh cũng rất hay gặp ở những người hay nạo hút hoặc sảy thai. Do đó, ở người đã mãn kinh, hầu như lộ tuyến thường không tồn tại nữa. Đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở trẻ em (bẩm sinh).

Lộ tuyến cổ tử cung rất hay gặp, chiếm tỷ lệ 85-90% các tổn thương ở cổ tử cung. Viêm lộ tuyến cổ tử cung tạo nên một tình trạng giống như viêm cổ tử cung (cervicitis) hay viêm âm đạo với các triệu chứng như âm đạo tiết nhiều khí hư, huyết trắng có mùi hôi.

Khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy phần lộ tuyến đỏ, sần sùi. Nếu kiểm tra bằng máy sẽ thấy lớp biểu mô lẽ ra ở lỗ trong cổ tử cung nhưng đã lan ra ngoài che phủ một phần cổ tử cung, ở dưới là lớp đệm, có nhiều mạch máu tạo ra hình ảnh một tổn thương có màu đỏ và sần sùi giống như mô hạt.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung rất dễ bị nhầm với một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác, bởi vậy bạn cần để ý đến các biểu hiện bất thường của vùng kín, phát hiện bệnh dựa vào các dấu hiệu điển hình sau:

– Khí hư ra nhiều bất thường, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu do vùng kín luôn ẩm ướt.

– Khí hư có màu trắng đục, hơi vàng có thể kèm theo ít máu.

– Âm đạo, âm hộ sưng đỏ; tiểu dắt, đi tiểu nhiều.

– Đau sau khi quan hệ tình dục, có thể kèm xuất huyết.

Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc nam

Bệnh viêm lộ tuyến là bệnh không khó chữa nhưng cần phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, một số phương pháp không chữa dứt hẳn sẽ để lại hậu quả khôn lường cho các chị em.

Điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng cây thuốc nam có thể chữa khỏi bệnh an toàn và hiệu quả, khắc phục được những nhược điểm của điều trị viêm lộ tuyến bằng Tây y. Một số cây thuốc nam sau được coi là “thần dược” trong chữa viêm lộ tuyến nói riêng và các bệnh phụ khoa khác nói chung mà bạn có thể tham khảo áp dụng.

Cây thuốc nam dễ kiếm xung quanh chúng ta lại có công dụng thần kì, hiệu nghiệm khi chữa bệnh mà không cần dùng thuốc. Đối với viêm lộ tuyến hay một số bệnh phụ khoa thông thường khác có thể áp dụng từng trường hợp để chữa bệnh an toàn. Có thể kể đến:

+ Lá trầu không: Loại lá này rất dễ kiếm và có công dụng hiệu quả khi chữa các viêm nhiễm phụ khoa. Chọn vài lá trầu không vò nát, đun sôi và để nguội, dùng nước để vệ sinh bên ngoài âm đạo có thể diệt nấm, vi khuẩn và làm lành các tổn thương nhanh hơn.

+ Hoàng bá: Trong vỏ có nhiều chất như alkaloid, berberin,… là những chất có khả năng kháng khuẩn tốt. Hỗ trợ làm thuyên giảm triệu chứng, phòng viêm nhiễm hữu hiệu.

Cây trinh nư hoàng cung có tác dụng đặc biệt trong điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

+ Trinh nữ hoàng cung: Đây là loại thảo dược được áp dụng nhiều nhất để chữa bệnh phụ khoa. Loại cây này chứa lycorin có tác dụng ức chế sự tổng hợp protein và DNA của các tế bào khối u. Phòng ngừa viêm nhiễm và ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh phụ nữ khác.

Những tổn thương còn tồn lại do vi khuẩn gây nên sẽ được tiêu viêm nhanh chóng bằng các vị thuốc như Đương quy, Bạch thược,… kết hợp cùng với nhiều vị thuốc bí truyền khác trong thuốc uống. Đồng thời kết hợp cùng các vị như Trinh nữ hoàng cung, Ích mẫu,…. sẽ mang lại công dụng điều huyết, điều hòa nội tiết tố. Việc này không những kích thích giảm viêm nhanh chóng mà còn thúc đẩy tiến trình tái tạo mô lành tính, giúp điều trị hiệu quả và cải thiện thể trạng, sắc vóc người phụ nữ.

Các phương pháp chữa bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung theo kinh nghiệm dân gian chỉ phát huy hiệu quả khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, ở mức độ nặng chúng ta cần sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa để biết rõ tình trạng bệnh. Bạn cần lưu ý thực hiện đúng theo chỉ dẫn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Sau khi chữa khỏi, bệnh nhân cũng nên duy trì các thói quen sinh hoạt tốt để loại bỏ cơ hội bệnh tái phát khi gặp điều kiện thích hợp.

Minh Trang (tổng hợp)

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo